Categories
Review sách

Review sách Accelerate

Nhớ cách đây 6 năm, #CropCom bắt đầu dấn thân vào con đường DevOps bán chuyên với Monolithic, SVN, Jenkins…cho đến 4 năm trước với sự trưởng thành hơn về stack DevOps với kiến trúc Microservices, Git, Gitlab CI… cho thấy sự thay đổi công nghệ liên tục cũng như giá trị mà nó mang lại.

Mở đầu tháng 2 cũng như mở màn chuỗi ngày “bị” nghỉ Tết với một cuốn sách khá hay về DevOps là Accelerate. Đây là một cuốn sách nói về lợi ích của phương pháp xây dựng quy trình phần mềm tinh gọn và Devops, dựa trên một nghiên cứu hàng năm trong hơn 4 năm của nhóm tác giả, với gần 30.000 người làm DevOps tham gia khảo sát.

Nếu để ý thì một trong những tác giá là Gene Kim, tác giả của 2 cuốn tiểu thuyết hư cấu nổi tiếng  bàn về áp dụng DevOps là The Phoenix Project (Dự án Phượng Hoàng).

Ở phần đầu, sách đi sâu vào việc tìm hiểu mối tương quan giữa việc áp dụng quy trình xây dựng phần mềm theo phương pháp Lean, Devops và giá trị cho doanh nghiệp, tổ chức như cải thiện hiệu quả công việc, văn hóa công ty và chuyển đổi số. Trình bày chi tiết 24 khía cạnh DevOps thuộc 5 nhóm lớn bao gồm: Continuous delivery, Architecture, Product and process, Lean management and monitoring, Culture.

Ngoài ra, ở phần 2 (là phần mình thích nhất trong sách) các tác giả đưa ra những phương pháp, lý do dẫn đến việc thiết kế bảng khảo sát (survey) của mình để đảm bảo khách quan nhất có thể như các tip lựa chọn phương pháp lấy dữ liệu, phương pháp thống kê, cách sử dụng từ ngữ, đặt câu hỏi sao cho tránh các thiên kiến (bias) hoặc đóng khung (framing) và hiểu lầm.

Nếu bạn là một nhà quản lý công nghệ của công ty hay tổ chức (Vd: CTO, CIO..) thì không thể bỏ qua cuốn sách này nếu muốn tìm hiểu sâu hơn các phương pháp đánh giá, xây dựng quy trình tinh gọn cho các đội phát triển phần mềm. Đặc biệt là những ai chỉ nghe nói đến DevOps nhưng chưa thật rõ công dụng và hiệu quả của nó lên giá trị của doanh nghiệp. Khuyến đọc.

“Nearly every company relies on software, delivery performance is critical to any organization doing business today. And software delivery performance is affected by many factors, including leadership, tools, automation, and a culture of continuous learning and improvement.”

“You can’t buy or copy high performance. You will need to develop your own capabilities as you pursue a path that fits your particular context and goals. This will take sustained effort, investment, focus, and time.”

– trích Accelerate (Nicole Forsgren, Jez Humble & Gene Kim)

Categories
Review sách

Review sách “101 UX Principles”

Đọc cuốn này được 2 ngày rồi, nay cuối tuần có thời gian ngồi review và chia sẻ thêm thông tin về sách này cho mọi người. Không giống hầu hết những sách về UX khác trên thị trường thiên về lý thuyết thiết kế, hơi hàn lâm và nói chung chung khó hiểu, dùng nhiều não, hay mình hay gọi là sách chiến thuật UX (strategy), cuốn 101 UX Principles của Will Grant là một cuốn theo trường phái chia sẻ kinh nghiệm, mẹo cụ thể (tactic) nên đọc cực kỳ dễ hiểu.

Nếu bạn là một người mới với thiết kế UI/UX, đặc biệt là trong mảng website và ứng dụng di động thì không thể bỏ qua sách này. Rất nhiều lời khuyên bổ ích mà ngay cả những “chuyên gia UX” cũng đôi khi bị bỏ qua hoặc “lờ đi” vì làm biếng.

Từ việc dùng chữ thế nào, thiết kế các input cho form, trang tìm kiếm đến các khái niệm liên quan đến tâm lý học, thương hiệu cũng được tác giả đề cập. Trong từng kỹ thuật, hầu hết đều có hình minh họa và giải thích nguyên nhân vì sao và cuối mỗi mục đều có phần tổng kết ngắn rất dễ hiểu và cụ thể, cứ làm theo ắt sẽ tăng tỷ lệ thành công.

Mỗi mục chỉ khoảng 2, 3 trang nên rất dễ đọc. Bên cạnh đó, mỗi phần liên quan đến nhau được gom theo từng nhóm màu sắc cho dễ phân loại như có các nhóm liên quan đến Icon, Form, Search…

Mình mua sách này ở Amazon và sách này là tiếng Anh, tuy nhiên, cách dùng từ và bố cục thông tin cực kỳ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Bên dưới là danh sách 101 bài học theo như mục lục của sách, tuy nhiên, phần hấp dẫn nhất vẫn là đọc chi tiết bên trong do tác giả giải thích và mình họa, nên khuyến khích các bạn mua sách để tìm hiểu thêm và ủng hộ tác giả.

“Too many products labor the point: telling their users about their mission or vision, which is about how they’re trying to change the world. Please don’t do this because user simple don’t care. Products are useful for what they let users do. This pattern of too much information is a sympton of a lack of objectivity.” – trích #74. Users Don’t Care About Your Company, sách 100 UX Principles (Will Grant)

101 UX Principles

#1. Anyone Can Be a User Experience (UX) Professional

#2. Don’t Use More Than Two Typefaces

#3. Users Already Have Fonts on Their Computers, So Use Them

#4. USE TYPE SIZE TO DEPICT INFORMATION HIERARCHY

#5. Use a Sensible Default Size for Body Copy

#6. Use an Ellipsis to Indicate That There’s a Further Step

#7. Make Your Buttons Look Like Buttons

#8. Make Buttons a Sensible Size and Group Them Together by Function

#9. Make the Whole Button Clickable, Not Just the Text

#10. Don’t Invent New, Arbitrary Controls

#11. Search Should be a Text Field with a Button Labeled “Search”

#12. Sliders Should Be Used Only for Non-Quantifiable Values

#13. Use Numeric Entry Fields for Precise Integers

#14. Don’t Use a Drop-Down Menu If You Only Have a Few Options

#15. Allow Users to Undo Destructive Actions

#16. Think About What’s Just off the Screen

#17. Use “Infinite Scroll” for Feed–Style Content Only

#18. If Your Content Has a Beginning, Middle, and End, Use Pagination

#19. If You Must Use Infinite Scroll, Store the User’s Position and Return to It

#20. Make “Blank Slates” More Than Just Empty Views

#21. Make “Getting Started” Tips Easily Dismissable

#22. When a User Refreshes a Feed, Move Them to the Last Unread Item

#23. Don’t Hide Items Away in a “Hamburger” Menu

#24. Make Your Links Look Like Links

#25. Split Menu Items Down into Subsections, so Users Don’t Have to Remember Large Lists

#26. Hide “Advanced” Settings From Most Users

#27. Repeat Menu Items in the Footer or Lower Down in the View

#28. Use Consistent Icons Across the Product

#29. Don’t Use Obsolete Icons

#30. Don’t Try to Depict a New Idea With an Existing Icon

#31. Never Use Text on Icons

#32. Always Give Icons a Text Label

#33. Emoji are the Most Recognized Icon Set on Earth

#34. Use Device-Native Input Features Where Possible

#35. Obfuscate Passwords in Fields, but Provide a “Show Password” Toggle

#36. Always Allow the User to Paste into Password Fields

#37. Don’t Attempt to Validate Email Addresses

#38. Don’t Ever Clear User-Entered Data Unless Specifically Asked To

#39. Pick a Sensible Size for Multiline Input Fields

#40. Don’t Ever Make Your UI Move While a User is Trying to Use It

#41. Use the Same Date Picker Controls Consistently

#42. Pre-fill the Username in “Forgot Password” Fields

#43. Be Case-Insensitive

#44. If a Good Form Experience Can Be Delivered, Your Users will Love Your Product

#45. Validate Data Entry as Soon as Possible

#46. If the Form Fails Validation, Show the User Which Field Needs Their Attention

#47. Be Forgiving – Users Don’t Know (and Don’t Care) How You Need the Data

#48. Pick the Right Control for the Job

#49. Allow Users to Enter Phone Numbers However They Wish

#50. Use Drop Downs Sensibly for Date Entry

#51. Capture the Bare Minimum When Requesting Payment Card Details

#52. Make it Easy for Users to Enter Postal or ZIP Codes

#53. Don’t Add Decimal Places to Currency Input

#54. Make it Painless for the User to Add Images

#55. Use a “Linear” Progress Bar if a Task will Take a Determinate Amount of Time

#56. Show a “Spinner” if the Task Will Take an Indeterminate Amount of Time

#57. Never Show an Animated, Looping Progress Bar

#58. Show a Numeric Progress Indicator on the Progress Bar

#59. Contrast Ratios Are Your Friends

#60. If You Must Use “Flat Design” then Add Some Visual Affordances to Controls

#61. Avoid Ambiguous Symbols

#62. Make Links Make Sense Out of Context

#63. Add “Skip to Content” Links Above the Header and Navigation

#64. Don’t Only Use Color to Convey Information

#65. If You Turn Off Device Zoom with a Meta Tag, You’re Evil

#66. Give Navigation Elements a Logical Tab Order

#67. Write Clear Labels for Controls

#68. Let Users Turn off Specific Notifications

#69. Make Tappable Areas Finger-Sized

#70. A User’s Journey Should Have a Beginning, Middle, and End

#71. The User Should Always Know at What Stage They Are in Any Given Journey

#72. Use Breadcrumb Navigation

#73. If the User is on an Optional Journey, Give Them a Control to “Skip This”

#74. Users Don’t Care About Your Company

#75. Follow the Standard E-Commerce Pattern

#76. Show an Indicator in the Title Bar if the User’s Work is Unsaved

#77. Don’t Nag Your Users into Rating Your App

#78. Don’t Use a Vanity Splash Screen

#79. Make Your Favicon Distinctive

#80. Add a “Create from Existing” Flow

#81. Make it Easy for Users to Pay You

#82. Categorize Search Results into Sections

#83. Your Users Probably Don’t Understand the File System

#84. Show, Don’t Tell

#85. Be Consistent with Terminology

#86. Use “Sign in” and “Sign out”, Not “Log in” and “Log out”

#87. “Sign up” Makes More Sense Than “Register”

#88. Use “Forgot Password” or “Forgotten Your Password”, Not Something Obscure

#89. Write Like a Human Being

#90. Choose Active Verbs over Passive

#91. Search Results Pages Should Show the Most Relevant Result at the Top of the Page

#92. Pick Good Defaults

#93. Don’t Confound Users’ Expectations

#94. Reduce the Number of Tasks a User Has to Complete by Using Sensible Defaults

#95. Build Upon Established Metaphors – It’s Not Stealing

#96. Decide Whether an Interaction Should Be Obvious, Easy, or Possible

#97. “Does it Work on Mobile?” is Obsolete

#98. Messaging is a Solved Problem

#99. Brands Are Bullshit

#100. Don’t Join the Dark Side

#101. Test with Real Users

102. Bonus – Strive for Simplicity

Hy vọng sau khi đọc sách này thì các bạn sẽ yêu thích tìm hiểu hơn về mảng UI/UX và ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm “chất” để người dùng trải nghiệm.

Categories
Review sách

Ứng dụng tâm lý học để đọc nhiều sách hơn

Sáng nay dậy sớm hơn mọi ngày (3:45am) nên sau khi hoàn tất chỉ tiêu đọc trong buổi sáng (60p) thì tự nhiên muốn viết một bài về việc đọc sách của mình. Dạo gần đây (hay nói cụ thể là từ tháng 11/2020), sau khi áp dụng một số phương pháp mới cho việc đọc sách thì về số lượng và chất lượng trong việc đọc sách đều được cải thiện. Thấy quá trình này có lẽ hữu ích cho mọi người nên mình chia sẻ bài viết này với mọi người.

Tủ sách

Bài viết này không đề cập đến việc làm sao để đọc nhanh MỘT cuốn sách. Có rất nhiều phương pháp đọc nhanh, nhưng tựu chung thì mình không cổ xúy trường phái đọc nhanh 1 cuốn sách mà đi theo trường phái đọc nhiều cuốn sách, còn đọc một cuốn như thế nào nó phụ thuộc vào phong cách đọc và trải nghiệm của từng người.

Nhìn riêng, Tuấn là một lập trình viên đi làm kinh doanh, nên việc đọc sách là tối quan trọng vì bên cạnh kiến thức về kinh doanh, văn hóa thì kiến thức chuyên môn là cực kỳ cần thiết. Còn nhìn chung thì ai cũng cần đọc sách, nên việc đọc nhiều sách hơn sẽ rất có lợi cho cuộc sống và công việc. Mình vẫn quan niệm, mỗi người ai cũng có một ngày 24 giờ như nhau, nếu mình biết tận dụng thời gian thì có thể đọc nhiều sách hơn thì tốt biết mấy.

Sau thời gian áp dụng phương pháp này thì mỗi tháng có thể đọc từ 15-20 cuốn và mục tiêu 1 năm 200 cuốn sách là có thể đạt được. Phương pháp này dựa vào một số hiểu biết của mình về tâm lý học hành vi và tự áp dụng thì thấy có chút hiệu quả. Nguyên lý cốt lõi của phương pháp này là dựa vào khái niệm Năng lượng tinh thần (Mental Energy).

Năng lượng tinh thần là gì?

Mỗi chúng ta, trong một ngày sẽ có một mức độ (Level) năng lượng tinh thần, và năng lượng này sẽ giúp chúng ta xử lý các hoạt động liên quan đến trí óc, như học tập, suy nghĩ, tính toán và trong đó có đọc sách. Nếu mức năng lượng này cạn kiệt thì chúng ta sẽ lúc nào cũng cảm thấy uể oải, không còn chút động lực để suy nghĩ đơn giản chứ đừng nói đến chuyện đọc sách. Và những lúc cạn kiệt năng lượng này thì chúng ta thường làm gì? Hầu hết mọi người sẽ lướt Facebook, Youtube, Tiktok, xem Tivi vì đó là một số hoạt động không cần nhiều năng lượng tinh thần lắm.

Nếu dựa theo các nghiên cứu thì đầu ngày, mỗi khi ngủ dậy thì mức độ năng lượng tinh thần được reset lại, giống như chơi game, được hồi sinh máu 100%. Do đó, lúc mới ngủ dậy thường tràn trề năng lượng, nhiệt huyết và đầy sức sống. Và như có nói, dựa vào những hoạt động trong ngày mà năng lượng này sẽ giảm từ từ cho đến khi bạn kết thúc một ngày dài (16 tiếng) và đi ngủ để mai lại được hồi phục.

Nhiều người, kể cả Tuấn trước đây đọc khá ít sách, thậm chí có giai đoạn không đọc sách nổi bởi vì mức độ năng lượng này trong ngày rất ít, khiến cho công việc ngoài xã hội đã ngốn hết số năng lượng này, nên khi cần trí não để xử lý một cuốn sách thì hoàn toàn thua cuộc, không thể tiếp thu nổi khi đọc nên thường chúng ta chọn những hoạt động khác, ngoài hoạt động trí não.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ năng lượng tinh thần, thường là do muộn phiền, lo âu, stress hoặc một phần quan trọng là năng lượng thể chất ảnh hưởng lớn đến năng lượng tinh thần. Năng lượng thể chất ý nói đến sức khỏe của bạn, nếu thường ốm yếu, cơ thể lúc nào cũng suy nhược, mệt mỏi không có sức lực thì sẽ kéo theo năng lượng tinh thần đi xuống (sinh lý quyết định tâm lý).

Do đó, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng năng lượng tinh thần là làm tăng năng lượng thể chất, cụ thể là tập thể dục, ăn uống lành mạnh để có cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật. Như vậy, tinh thần lúc nào cũng được tốt hơn.

Như vậy, bạn đã thấy năng lượng tinh thần có vai trò rất lớn trong cuộc sống và hoạt động hằng ngày. Bài viết này Tuấn chia sẻ việc ứng dụng năng lượng tinh thần trong việc đọc sách để tăng năng suất việc đọc lên, giúp bạn tiếp thu tốt và đọc nhiều sách hơn trong một ngày.

Năng lượng tinh thần cho việc đọc sách

Dựa vào mức độ năng lượng tinh thần sẽ ngày càng giảm trong ngày, chúng ta sẽ đưa ra các chiến lược đọc phù hợp, có như vậy thì rất dễ tiếp thu cũng như tạo hứng thú cho việc đọc.

Như bạn cũng biết, đầu ngày là lúc năng lượng dồi dào nên đọc cái gì cần nhiều năng lượng của não và cuối ngày thì rất ít năng lượng, do đó, cuối ngày không nên đọc cái gì cần tập trung cao hoặc suy nghĩ.

Ngoài ra, để duy trì hứng thú và sự tập trung khi đọc thì một ngày mình không đọc một cuốn sách mà đọc khá nhiều thể loại, để bộ não trải nghiệm cảm giác thay đổi ngữ cảnh (context) giúp tối ưu cục bộ cho việc tập trung và hứng thú. Giống như một bữa cơm có nhiều món, đủ cả món chính món phụ sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn. Đọc sách cũng vậy.

Tùy vào nhu cầu công việc, sở thích của mỗi người mà các bạn tự lựa chọn thể loại sách để đọc cho phù hợp với năng lượng tinh thần. Bên dưới, Tuấn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc lựa chọn sách của mình dựa vào mức độ năng lượng tinh thần, cũng như đây là 5 nhóm sách mà mình đọc trong 1 ngày đối với một ông chủ nhỏ làm IT như mình.

Tủ sách ngoại văn

Do nhu cầu công việc nên việc đọc sách kỹ thuật bằng tiếng Anh là không thể thiếu. Đối với thể loại sách này, vừa phải vừa đọc vừa dịch, từ điển trên điện thoại cũng sẵn sàng mà lại về chuyên môn nên phải nói là dùng một số lượng năng lượng tinh thần rất lớn.

tủ sách ngoại văn

Do đó, với thể loại này, mình đọc một ngày 30 tới 45 phút và đọc ngay sau khi thức dậy, khung giờ lý tưởng của mình là từ 4am đến 5am. Với 30 phút thì mình đọc khoảng 20-30 trang là bắt đầu mất tập trung. Nên một cuốn sách tiếng anh 300 trang thì đọc trong khoảng dưới 10 ngày. Nếu để lâu hơn 10 ngày thì hầu như không còn khả năng tổng hợp kiến thức.

Tủ sách phi tiểu thuyết (non-fiction)

Thể loại sách thứ hai mà tiêu tốn nhiều năng lượng là sách phi tiểu thuyết, thường là sách chuyên ngành tiếng việt, kinh doanh, kinh tế, self-help…nói chung tất tần tật các thể loại sách không phải là thể loại tiểu thuyết hư cấu.

tủ sách phi tiểu thuyết

Chỉ đứng sau sách ngoại văn, đọc thể loại sách này cũng tiêu tốn nhiều năng lượng tinh thần nên thường đọc vào buổi sáng (~30 phút) sau khi đọc sách ngoại văn.

Sau khi tập thể dục buổi sáng về thì năng lượng bị cạn kiệt do đọc sách ngoại văn và phi tiểu thuyết được khôi phục lại, nên mình cũng thường đọc thể loại sách này vào buổi sáng trước khi đi làm, hoặc thời gian rảnh tầm 10-15 phút như ngồi chờ khi đi gặp khách hàng, nên mình thường không ngại nếu khách cho chờ đợi, tuy nhiên, nếu để Tuấn chờ hơn 15 phút thì có thể hình dung hậu quả rồi ^^!.

Tủ sách tiểu thuyết (fiction, novel)

Mình cũng là người thích đọc tiểu thuyết nên không thể thiếu tủ sách tiểu thuyết trong nhà. Việc đọc tiểu thuyết không ngốn quá nhiều năng lượng tinh thần so với 2 thể loại thể nên thường muốn đọc lúc nào thì đọc, miễn là còn muốn đọc.

tủ sách tiểu thuyết

Thường là mình tranh thủ đọc tiểu thuyết vào những khung giờ nhỏ 5 – 15 phút trong ngày, kể cả sáng sớm khi ngủ dậy hoặc buổi sáng trong khi đi làm nếu nội dung tiểu thuyết đang lôi cuốn và khó có thể chờ đợi.

Một ngày đọc khoảng tối đa 60 phút. Cuối tuần là thời gian mình dành nhiều cho tiểu thuyết. Trừ 2 khung giờ gần như cố định cho ngoại văn và chuyên môn vào sáng sớm, thì tiểu thuyết có thể đọc từ sáng đến tối.

Tủ sách truyện tranh

Mình cũng là một fan của manga/comic từ nhỏ nên đọc truyện tranh là không thể thiếu. Mỗi tuần lúc nào cũng vài cuốn và đối với thể loại ít dùng năng lượng tinh thần nhất này, mình thường đọc vào buổi tối, sau khi năng lượng đã bị suy giảm triệt để do các hoạt động xã hội và đọc sách ở trên.

tủ sách truyện tranh

Mình thường tận dụng được tới 45-60 phút chiều tối để đọc truyện tranh vì thời gian này làm chuyện khác cũng không nổi, có đọc truyện tranh là sướng nhất. Vừa thõa mãn việc đọc, vừa có thể giải trí vì cốt truyện của truyện tranh thường đơn thuần, có tính giải trí cao.

Tủ sách nói (audio)

Đây là loại sách mới mà mình khám phá gần đây và đây cũng là lần đầu tiên Tuấn nói về sách nói. Cho tới 1 tháng trước, mình vẫn không đánh giá cao về thể loại sách này bởi nhiều yếu tố như thói quen, nội dung và chất lượng đọc. Tuy nhiên, cho tới khi tập thể dục, sau khi nghe nhạc chán chê, từ các thể loại nhạc dance, đen, nhạc rap, hiphop rồi đến podcast các kiểu thì thấy nó phí phí thời gian thế nào ấy, vì tập đến 60 phút lận.

tủ sách nói

Thế là lân là tìm thử sách nói xem có hợp không. Lúc đầu thử 1 số app nghe sách nói miễn phí (sachnoi.app) cũng hay thấy chia sẻ rầm rộ và 1 số app khác thì khá … thất vọng. Nghe một vài đầu sách thì thấy tạm, tuy nhiên, nếu chọn các kênh này làm lâu dài thì không ổn vì từ chất lượng sách là không nhiều thể loại và chất lượng giọng đọc thì thượng vàng hạ cám, lúc thì nghe không rõ, rè lên rè xuống và vẫn tư duy làm kênh để chia sẻ nội dung có sẵn chứ không phải tự sản xuất.

Thế là vô tình lọt vào app VoizFM, lần đầu tiên nhìn vào danh mục sách khá là hứng thú, thử thì thấy có rất nhiều sách do chính đội ngũ tự sản xuất, phần lớn là sách của First News, đứng thứ hai là của NXB Kim Đồng…Trả tiền nghe thử thì trừ 1 số hạt sạn như bị thiếu chương, bị lập chương, nghe có 1 lỗ tai..chắc do khâu QA/QC còn yếu thì nhìn chung chất lượng OK so với giá tiền. Mình không quảng cáo cho VoizFM, bởi vì cái gì tốt thì mình chia sẻ và hy vọng trong nước còn có những đơn vị sản xuất sách nói thế này để người đọc có thêm sân chơi mới.

Nghe cũng gần 2 tháng và đối với khung thời gian 1 tiếng trong khi tập thể dục (đi & chạy bộ) thì nghe những thể loại self-help, lịch sử, văn học thì khá hợp và không tốn nhiều nỗ lực của năng lượng tinh thần. Trung bình một sách nói kéo dài khoảng 5 tiếng, nên 1 tháng có thể “dung nạp” thêm từ 5 đến 6 cuốn sách. Riêng mình, đối với các sách nghe thấy hay và hữu ích đều mua sách giấy để lưu trữ.

Thể loại sách khác

Không chỉ đọc một trong năm nhóm sách như trên với khung giờ phân bố như chia sẻ, trong quá trình làm việc, lướt web thì cũng đọc các ebook ngắn, white-paper về công nghệ và những nội dung bổ ích cho công việc lập trình và thiết kế.

Bên cạnh đó, mình cũng review một số sách thiếu nhi để đám nhóc ở nhà có thể tiếp cận với sách từ nhỏ với phương châm sách lúc nào cũng ở bên cạnh và mở mắt ra là thấy, còn việc muốn đọc gì thì tùy duyên mấy ảnh, thích cuốn nào thì móc cuốn đó ra coi.

Như vậy là bạn đã nắm được cách vận dụng tâm lý học, cụ thể là năng lượng tinh thần để bổ trợ cho việc đọc sách trong việc phân bổ việc đọc vào các thời điểm phù hợp với tâm sinh lý. Việc tăng cường năng lượng tinh thần cũng rất có ích cho các hoạt động của bạn, và đọc sách cũng giúp bạn tăng cường lại năng lượng tinh thần, giúp cho mức độ năng lượng của bạn ngày một tăng bởi yếu tố tập trung cao, trí tưởng tượng… được bồi dưỡng trong quá trình đọc.

Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hứng thú hơn với việc đọc sách và văn hóa đọc nói chung. Còn nếu chưa có kinh nghiệm đọc thì mình khuyên các bạn đọc theo thứ tự tủ sách của mình từ dưới lên trên, bắt đầu với đọc sách của trẻ em, nghe sách, rồi đọc truyện tranh, đọc tiểu thuyết, sau đó đến sách chuyên ngành và cuối cùng là ngoại văn.

 

Categories
Review sách

Review tác phẩm “Suy tưởng” của Marcus Aurelius

Suy tưởng là tác phẩm của Marcus Aurelius. Được mệnh danh là vị vua hiền triết, thánh đế, chịu ảnh hưởng từ triết học Hy Lạp chắc chắn ông đã đọc tác phẩm “Cộng Hòa” của Plato và chịu ảnh hưởng bởi triết lý: “Đất nước chỉ hạnh phúc khi nhà cầm quyền trở thành triết gia và triết gia trở thành nhà cầm quyền.” Thật sự chẳng có bao nhiêu đế vương được như ông, khi không ham thú dục lạc của cuộc sống đế vương mà lại yêu lối sống giản dị của các triết gia khắc kỷ. Tác phẩm được xuất bản tại La Mã sau khi ông qua đời, có lẽ được lưu truyền qua các học giả thành Constantinopolis trước khi thành phố này rơi vào tay người hồi giáo.
(Theo Wikipedia)

Cũng giống như người biên soạn lại tác phẩm “Suy tưởng” (tiếng anh là Meditations) của Marcus Aurelius, mình sẽ không gọi đây là một cuốn sách vì cách trình bày và nội dung của nó không giống như một cuốn sách mục đích viết cho những người khác đọc, mà dường như chỉ là những suy tư, cảm nhẩn của chính Marcus và được viết ra cho chính mình đọc và suy ngẫm, và tất nhiên nó cũng chẳng phải là một cuốn nhật ký. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết những nội dung trong sách này được viết cách đây gần 2000 năm nhưng rất chân thực và hợp thời đại.

Cách đây ít lâu thì mình có review sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ và có nói Marcus Aurelius là một trong những người tiên phong đi theo trường phái triết học này. Điều thể hiện rõ nét nhất cho nhận định này là tác phẩm “Meditations” của ông. Nếu bạn quan tâm và tìm hiểu về trường phái khắc kỷ thì sẽ thấy nội dung trong cuốn Meditations chính là đề cập về tư tưởng, lối sống của người khắc kỷ (tất nhiên không phải toàn bộ).

Đây là một tác phẩm hơi khô khan, khó đọc và có phần lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh các tư tưởng khắc kỷ về việc đối xử với các sự viện mình làm chủ hoặc không làm chủ, về sự sắp đặt của Thượng Đế, về Logos (có thể hiểu là Đạo) cũng như những lời khuyên để có một cuộc sống bình an, tránh những sân si không cần thiết. Bên cạnh đó, nghĩa vụ với cộng động như là một phần tính cách của người Khắc Kỷ cũng được đề cập nhiều.

Với cấu trúc 12 phần (gọi là 12 quyển) và nội dung hầu như không có cấu trúc, phân loại rõ ràng nên đọc dễ khiến xao lãng và … chán. Tất nhiên, dẫn đến điều này không phải là không có nguyên nhân, cuốn Meditations có thể được viết ra không phải để đọc từ đầu đến cuối, mà nó có thể được đọc ở bất kỳ đoạn nào, bất kỳ lúc nào và mỗi phần nhỏ trong một quyển có thể coi như một lời khuyên, mội bài học hoặc một câu chuyện về cuộc sống, nhân cách.

Mình chia sẻ với các bạn một số đoạn nhỏ mà mình thấy hay.

“Nếu con chó từ chối chạy theo chiếc xe ngựa thì nó sẽ bị xe ngựa lội đi, tuy nhiên nó có quyền lựa chọn: chạy, hay bị lôi đi. Cũng giống như thế, con người chịu trách nhiệm về những lựa chọn và hành động của mình, cho dù những lựa chọn và hành động ấy đã được logos định trước và tạo thành một bộ phận kế hoạch của nó. Ngay cả những hành động có vẻ như-và thật sự-vô đạo đức hoặc bất công cũng thúc đẩy thiết kế tổng thể, được hiểu một cách tổng quát như hài hòa và tốt đẹp”
(Lời giới thiệu của soạn giả, không phải từ Meditations.)

“Nếu anh muốn tìm tĩnh lặng, hãy hành động ít đi. Hay (chính xác hơn): chỉ làm những gì thiết yếu, những gì logos và xã hội đòi hỏi , và theo cách cần thiết. Điều này mang lại sự thỏa mãn kép: làm ít đi, nhưng tốt hơn.
Bởi vì phần lớn những gì chúng ta chúng ta nói và làm là không thiết yếu. Nếu anh có thể hạn chế nó, anh sẽ có nhiều thời gian hơn, và nhiều tĩnh lặng hơn. Ở mỗi khoảnh khắc, hãy tự hỏi `cái này có cần thiết không?`”
(Quyển 4.24)

“Anh có thể sống một đời sống vô lo miễn là anh có thể lớn lên, suy nghĩ và hành động một cách hệ thống.
Có hai đặc tính chung giữa thần và người và các loài có lí trí.
i. Không để người khác kiềm chế anh.
ii. Đưa lòng tốt vào nghĩ và làm điều đúng, và hạn chế đưa dục vọng của anh vào đó.”
(Quyển 5.34)

“Cấm người ta muốn những thứ người ta coi là tốt cho họ thì thật độc ác. Nhưng đó chính là những gì anh sẽ không để họ làm khi anh nổi giận với hành vi sai quấy của họ. Họ đang háo hức tới những gì họ cho là tốt cho họ.
Nhưng những cái ấy không tốt cho họ.
Vậy thì nói cho họ biết. Chứng minh cho họ thấy. Thay vì chính anh nổi nóng.”
(Quyển 6.27)

“Có người khinh thường tôi.
Đó là vấn đề của họ.
Vấn đề của tôi là: không nói hay làm cái gì đáng bị coi thường.
Có người ghét tôi. Đó là vấn đề của họ.
Vấn đề của tôi là: kiên nhẫn và vui vẻ với tất cả mọi người, kể cả họ. Sẵn sàng chỉ cho họ thấy sai lầm của họ. Không hằn học hoặc tỏ ra thiếu kiềm chế, mà một cách thành thật và ngay thẳng”
(Quyển 11.13)

Hy vọng một chút giới thiệu sẽ giúp bạn nào quan tâm đến trường phái Khắc Kỷ có thể tìm và đọc tác phẩm nổi tiếng này.

Categories
Review sách

Review sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ” của William B. Irvine

Lần đầu tiên đọc một cuốn sách về triết học mà cảm thấy hào hứng như cuốn này và quả thực sách đã để lại một ấn tượng cực kỳ sâu sắc đến cá nhân mình nên nay viết vài dòng review để mọi người có thêm chút thông tin về cuốn sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ – Phong cách sống bản lĩnh và bình thản” của tác giả William B. Irvine.

Thấy bìa cuốn này vài tháng trước, lúc đó có lên wiki tìm hiểu xem chủ nghĩa Khắc kỷ là gì và cảm thấy nó như nói về con người mình, tính cách của mình nên cũng hào hứng chờ đón mua cuốn này. Và quả thật là khi cầm cuốn sách trên tay, đọc từ đầu đến cuối thì như mô tả tính cách của Tuấn đến hơn 90%.

Bản thân Tuấn và cũng như nhiều người (trong đó có cả gấu) nhận xét thì tính cách và lối sống của Tuấn có phần khác những người xung quanh, và điều này cũng dẫn đến không ít mâu thuẫn không cần thiết trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, chả hiểu sao lối tính cách này nó vô tình ăn sâu và trở thành cách sống và làm việc của mình. Mãi cho đến khi đọc xong cuốn sách này thì mình thật ngạc nhiên là mình sống khá giống với những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ …cách đây gần 2000 năm.

Chủ nghĩa Khắc kỷ có từ thời Hy Lạp (thế kỷ 3, trước công nguyên), bị “thất truyền” hơn cả ngàn năm và dạo gần đây mới được chú ý bởi tính chất và phong cách đặc trưng của chủ nghĩa sống này. Cuốn sách này trình bày lịch sử ra đời của chủ nghĩa Khắc kỷ, những cái tên nổi bật đại diện cho trường phái triết học này như Seneca, Epictecus và nhất là vị vua La Mã nổi tiếng Marcus Aurelius.

Ngoài việc giới thiệu về lịch sử ra đời, phần chính của sách là nói về những tính chất, hành động được coi là kim chỉ nam cho lối sống Khắc kỷ và những hướng dẫn thực hành lối sống này. Các chỉ dẫn cách ứng phó với những tình huống trong cuộc sống nếu muốn thực hành lối sống Khắc kỷ cũng được đề cập trong sách, bao gồm hướng dẫn đối phó với sự kiểm soát, vận mệnh, bổn phận với xã hội, đối phó với sự xúc phạm, cơn giận, đau buồn, tuổi già và cả cái chết.

Ngoài ra, sách cũng bàn về sự giàu sang, theo đuổi danh vọng, địa vị đối với người sống Khắc kỷ và các yếu tố kiềm chế bản thân trước các ham muốn, dục vọng để hướng đến lối sống thuận theo tự nhiên, chỉ ưu tiên tiếp nhận sự tích cực, vui vẻ và tránh xa, bỏ qua những điều tiêu cực, không lành mạnh.

Quả thật là khá ngạc nhiên khi thấy mình có lối sống khá gần với người theo trường phái Khắc kỷ khi đọc hết các mô tả tâm lý và hướng dẫn thực hành trường phái này. Ít ra có thể thấy mình cũng có một triết lý sống để đeo đuổi và giúp mình nhanh chóng ra các quyết định hằng ngày trong cuộc sống và công việc.

Tác giả cũng khuyến cáo không phải ai cũng có thể theo đuổi trường phái Khắc kỷ cũng như không có trường phái nào là tốt nhất, mỗi người, mỗi cá nhân sẽ tìm thấy cho mình một trường phái thích hợp để định hình lối sống của mình.

Mình có trích dẫn một số đoạn hay từ sách, hy vọng các bạn sẽ thấy được phần nào đặc trưng của trường phái Khắc kỷ.

Khi nói về Sự xúc phạm:

“Trong quá trình thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, dần dà chúng ta sẽ không còn quan tâm đến ý kiến của người khác về mình. Chúng ta sẽ không sống nhằm đạt được sự chấp thuận hay tránh né sự phản đối của họ, và bởi chúng ta không quan tâm đến ý kiến của họ, chúng ta sẽ không cảm thấy đau đớn khi bị họ xúc phạm. Kỳ thực, một nhà hiền triết theo phái Khắc kỷ có lẽ sẽ xem hành vi xúc phạm của những người xung quanh như tiếng chó sủa bên tai. Khi một con chó sủa, ta có thể nghĩ thầm rằng con chó kia dường như không ưa ta, nhưng sẽ thật ngu ngốc nếu ta để cho mình bực tức vì chuyện này và đắm chìm trong suy nghĩ, “Ôi, trời! Con chó kia không ưa mình!”

Bàn về cuộc sống xa hoa:

“Một người khắc kỷ sẽ làm gì nếu người ấy giàu có, mặc dù không chạy theo giàu sang? chủ nghĩa Khắc kỷ không yêu cầu người đó từ bỏ sự giàu sang; nó cho phép họ tận hưởng sự giàu sang và sử dụng của cải để mang lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.”

“Khi chúng ta thấy mình đang khao khát một điều gì đấy, chúng ta nên dừng lại để tự hỏi liệu ham muốn của ta là thuận tự nhiên hay trái tự nhiên, và nếu nó có trái tự nhiên, ta nên nghĩ kỹ về việc thỏa mãn nó. Seneca cảnh báo, sự xa hoa dùng mưu kế để thúc đẩy những thói hư tật xấu: Trước tiên, nó khiến chúng ta muốn thứ không cần thiết, sau đó nó làm chúng ta muốn những thứ nguy hiểm cho ta. Chẳng mấy chốc, tâm trí trở thành nô lệ cho những ý thích nhất thời và khoái lạc của cơ thể.”

Trở thành người Khắc kỷ:

“Nhìn chung, có một triết lý sống, dù là triết lý Khắc kỷ hay những triết lý khác, có thể đơn giản hóa đáng kể cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn đã có một triết lý sống thì việc đưa ra quyết định sẽ tương đối đơn giản: Khi cân nhắc giữa các tùy chọn mà cuộc sống mang đến, bạn đơn giản sẽ chọn một thứ (phù hợp nhất) có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu đề ra bởi triết lý sống của bạn. Khi thiếu một triết lý sống thì ngay cả những lựa chọn tương đối đơn giản cũng có thể trở thành cuộc khủng hoảng ý nghĩa cuộc sống. Suy cho cùng bạn khó mà biết nên chọn cái gì khi thực sự không chắc chắn về điều mình muốn.”

Sau khi đọc sách này thì mình sẽ mạnh dạn hơn cho mảng sách về triết học và hy vọng khám phá nhiều hơn các trường phái khác. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chủ nghĩa Khắc kỷ và nhìn triết học như một môn khoa học thường thức và giúp cải thiện suy nghĩ và cuộc sống hằng ngày.

Categories
Review sách software Tech Startup Technology

Review sách “Product-Led Growth” của Wes Bush

Hôm nay review đến mọi người cuốn sách tiếng Anh mà đọc không rời mắt và hoàn thành sau một ngày chỉ với vài tiếng và có thể nói đọc nhanh hơn cả tiếng Việt. Bởi tính chất hấp dẫn và hữu ích của sách này nên dành hẳn 2 tiếng để làm sketch note và chia sẻ với mọi người để cùng tham khảo cũng như giúp các bạn dễ dàng quyết định mua sách này. Đó là cuốn “Product-Led Growth: How to Build a Product That Sells Itself” của Wes Bush.

Sách này gồm 3 phần và phần nào cũng cực kỳ hấp dẫn. Phần đầu nói về việc đánh giá và so sánh giữa công ty product-led và sales-led để giúp bạn đưa ra quyết định tiếp cận phù hợp với mô hình tổ chức cũng như đặc thù sản phẩm và thị trường. Phần tiếp theo nói về phương pháp tiếp cận khách hàng và phần cuối là phương pháp tối ưu hệ thống bán hàng, marketing.

Nếu bạn nào đang hoặc sắp tham gia lĩnh vực cung cấp phần mềm, đặc biệt là Saas như Tuấn thì sẽ không nên bỏ qua cuốn sách này vì có rất nhiều thông tin cực kỳ bổ ích. Từ lên chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá cũng như chiến lược marketing để mang lại khách hàng, doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Bên dưới là ghi chú cho từng phần từ sách, và mỗi chương trong sách cũng sẽ được chụp cận cảnh để giúp bạn thấy rõ hơn các nội dung chi chú của Tuấn. Xin thứ lỗi nếu chữ viết không rõ, tuy nhiên, nếu thấy nội dung hay thì bạn có thể mua để ủng hộ tác giá, sách có rất nhiều ví dụ và nội dung hay mà phần ghi chú mình chia sẻ trên đây không đề cập như các chương liên quan đến những sai lầm mắc phải khi cải tiến..

Ghi chú về phần 1

– So sánh mô hình giữa chiến lược sales-led và product-led để cho thấy hai cách tiếp cận khác nhau của việc phát triển sản phẩm.

Sanh sánh 2 mô hình sales-led và product-led và vì sao trong một công ty theo product-led thì các bộ phận đều hướng tới sản phẩm (product).
Dựa vào đặc thù sản phẩm và mô hình kinh doanh mà có các chiến thuật tiếp thị khác nhau để đem lại lợi thế cạnh tranh.
Hai hướng tiếp cận bán hàng khác nhau đó là Top-Down và Bottom-Up. Đối với doanh nghiệp làm Saas thì tốt nhất là theo chiến lược Bottom-Up bởi sẽ dễ dàng tiếp cận với tập khách hàng lớn, tiết kiệm chi phí và có thể dự đoán được doanh thu.

Ghi chú về phần 2

Mô hình UCD hướng đến khách hàng để đưa ra những thông tin phù hợp đến khách hàng.
Hiểu được các giá trị của sản phẩm bạn mang lại cho khách hàng.
Các chiến lược giá để giúp bạn đưa ra những bảng giá tính năng phù hợp nhất cho sản phẩm của mình và kèm theo nhiều phương pháp định lượng, định tính để giúp bạn ra bảng giá phù hợp nhất.

 

Phương pháp tối ưu để đem lại giá trị như đã truyền thông đến khách hàng.

Ghi chú về phần 3

Đây là phần được đánh giá là hay nhất và có nhiều kiến thức thực tế nhất để làm theo và áp dụng nhằm tối ưu hệ thống marketing và bán hàng.
Mô hình ICE để tìm ra những tính năng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất giúp cải tiến sản phẩm.
Áp dụng The Bowling Alley Framework để tăng số lượng khách hàng.
Một số phương pháp để tối ưu doanh thu trung bình trên một người dùng (ARPU)
Phân loại churn và một số phương pháp giúp giảm tỷ lệ churn để hạn chế ảnh hưởng đến việc thất thoát doanh thu.

 

Đọc thêm về sách này tại https://www.amazon.com/Product-Led-Growth-Build-Product-Itself/dp/1798434520.

Hiện tại Tuấn vẫn luôn tìm kiếm những bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và growth, đặc biệt cho các sản phẩm phần mềm Saas. Nếu bạn quan tâm có thể email tới [email protected] để trao đổi thêm nhé.

Categories
Review sách software Technology

Review sách “The Mythical Man-Month” của Frederick P. Brooks

Tuần này mình sẽ review một cuốn sách khá hay dành cho các project manager có tựa là “The Mythical Man-Month”. Cuốn sách này lần đầu xuất bản 1975, tính ra cũng được 45 năm. Tuy đã viết từ lâu như vậy nhưng hầu hết những kinh nghiệm, quan sát và kết luận vẫn còn đúng cho ngành phát triển phần mềm hiện nay.

Brooks là một cây đa cây đề trong ngành phần mềm và thời điểm viết sách này (1975) là ông đang quản lý team phần mềm tại IBM. Cá nhân mình lập trình hơn 15 năm và quản lý nhiều dự án thì thấy những tư tưởng của tác giả đến nay vẫn dùng được. Sách viết từ 1975 nên tiếng Anh thời đó đọc tra từ điển cũng đuối vì có nhiều từ, mẫu câu đã cũ hoặc khá hàn lâm, đọc cũng nhức não mới hiểu nổi ý nghĩa.

Sách gồm 17 chương, trong đó có 4 chương mới được viết thêm vào 1995 nhân kỷ niệm 20 năm xuất bản. Sách này chình là khởi nguồn cho định luật Brooks cũng khá nổi tiếng là “Adding manpower to a late software project makes it later” (Đưa thêm người vào 1 dự án đang trễ, sẽ chỉ khiến nó càng trễ hơn).

Sách bao gồm những bài luận ngắn, riêng lẻ về các đề tài xoay quanh việc quản lý dự án phần mềm như về tài nguyên hệ thống, phần cứng, đội nhóm, nhân sự, dự án, tài liệu nội bộ, manual cho người dùng, sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức, cũng như những khó khăn trong xây dựng phần mềm mà sẽ không có phương pháp triệt để nào giải quyết dứt điểm.

Chương mình thích hơn hết là Chương 2 (The Mythical Man-Month, cũng là tựa sách luôn) và chương 16 (No Silver Bullet – Essence and Accident in Software Engineering). Chương 2 là khởi nguồn cho định lý Brooks, liên quan đến việc phân tích sự liên hệ giữa nhân sự và thời gian (Man-month) và chỉ ra những trường hợp nào thì việc tăng người mới hiệu quả và cũng giải thích tại sao không hiệu quả trong những trường hợp khác. Chương 16 bàn về khó khăn khi triển khai cũng đưa ra nhiều góc nhìn và quan điểm khiến cho việc phát triển phần mềm sẽ luôn gặp khó khăn bởi có nhiều vấn đề là không thể thay đổi hay có giải pháp tối ưu để giải quyết.

Ngoài hai chương này ra, thì các chương khác bàn về documentation, manual cũng rất hay. Có hai khái niệm khác được đề cập và đến nay thấy hữu ích là “Conceptual Integrity” (yêu cầu cho thiết kế hệ thống) và “Second-System Effect” (các bạn startup sẽ thấy chương này hữu dụng vì nó chỉ ra hiệu ứng second-system, khiến cho việc bạn xây dựng những hệ thống quá phức tạp, ảnh hưởng đến thời gian release dự án bởi vì bạn…quá giỏi giang trước đó – thành công của First system).

Bên dưới là nội dung tóm lượt của Chapter 2 (The Mythical Man-Month) mình copy ra đây để các bạn lấy ý tưởng.

2. The Mythical Man-Month

2.1 More programming projects have gone awry for lack of calendar time than for all other causes combined.

2.2 Good cooking takes time; some tasks cannot be hurried without spoiling the result.

2.3 All programmers are optimists: “All will go well.”

2.4 Because the programmer builds with pure thought-stuff, we expect few difficulties in implementation.

2.5 But our ideas themselves are faulty, so we have bugs.

2.6 Our estimating techniques, built around cost-accounting, confuse effort and progress. The man-month is a fallacious and dangerous myth, for it implies that men and months are interchangeable.

2.7 Partitioning a task among multiple people occasions extra communication effort-training and intercommunication.

2.8 My rule of thumb is 1/3 of the schedule for design, 1/6 for coding, 1/4 for component testing, and 1/4 for system testing.

2.9 As a discipline, we lack estimating data.

2.10 Because we are uncertain about our scheduling estimates, we often lack the courage to defend them stubbornly against management and customer pressure.

2.11 Brooks’s Law: Adding manpower to a late software project makes it later.

2.12 Adding people to a software project increases the total effort necessary in three ways: the work and disruption of repartitioning itself, training the new people, and added intercommunication.


Sách có thể mua trên Amazon. Chúc mọi người một tuần vui vẻ.

Categories
Review sách

Review sách “Nghệ thuật tư duy rành mạch”

nghe-thuat-tu-duy-ranh-mach

Sau vài ngày “nhai” thì cũng đọc hết được cuốn sách này và phải nói là rất hay. Sách này là “Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch” của Rolf Dobelli. Phải nói đây là cuốn sách khá đầy đủ về việc tổng hợp rất nhiều sách nổi tiếng về tâm lý hành vi trên thị trường. Nếu bạn hay đọc thể loại về tâm lý hành vi thì bạn sẽ thấy cuốn sách này rất quen thuộc. Sách tổng hợp 99 lỗi tư duy và chúng ta sẽ nhận thấy mình mắc khá nhiều lỗi tư duy được đề cập.

Categories
Review sách

Review sách “The Accounting Game” của Darrell Mullis và Judith Orloff

the-accounting-game-book-cover

Nếu bạn đã từng thử tìm hiểu về kế toán, cố tìm và đọc sách về kế toán để có thêm chút hiểu biết để vận hành doanh nghiệp nhưng cuối cùng đã bị lạc giữa mê hồn trận thì chúc mừng bạn, bạn đã giống mình và rất nhiều người khác trên thế giới. Mình đã từng thử học kế toán và đã thất bại thảm hại. Hai, ba lần đều như một. Các sách đều nặng về lý thuyết và 1 rừng thuật ngữ cao siêu nhưng rất ít ví dụ khiến mình rất dễ bị ru ngủ và bỏ cuộc sau 1 thời gian ngắn.

Categories
Review sách Tech Startup Technology

Review sách “Gian nan chồng chất gian nan” của Ben Horowitz

gian-nan-chong-chat-gian-nan

Cuối năm đọc được một cuốn sách khá hay về đề tài quản lý dành cho các công ty công nghệ. Nay có chút thời gian viết vài dòng review để mọi người có chút thông tin về sách này và nếu thấy hay thì có thể mua đọc để hiểu hơn về các hoạt động của CEO công nghệ, từ quy mô nhỏ cho đến lớn.