Categories
Business PHP Tech Startup Web Programming

Reader.vn (2011 – 2014)

readervn-mang-xa-hoi-sach-viet-nam-2011-2014

“Lùi một bước trời cao đất rộng” là câu mình hay nói với mọi người khi gặp một vấn đề khó, bởi khi có một góc nhìn rộng hơn, với nhiều thông tin hơn dù cho phải lùi lại một bước thì cũng đáng phải làm vì điều này sẽ giúp ích được nhiều khi ra các quyết định. Reader.vn là một dự án “thú cưng” của mình từ 2011, đến này đã chạy hơn 3 năm 6 tháng và có trên 40,000 thành viên và hơn 50,000 đầu sách. Tuy nhiên, do hiện tại có một số “sóng gió” nên mình đóng cửa mạng xã hội này để chờ thời cơ ra mắt một Reader.vn mới.

Categories
User Interface Design & Usability Web Design

Google+ và cuộc chiến mạng xã hội với Facebook

google+ logo

Google+ là gì? Đó có lẽ là câu hỏi mà hôm nay khá nhiều người trong ngành thắc mắc và muốn tìm hiểu và mình cũng vậy và thế là sau khi có một số thông tin về Google+ thì mình viết bài này chia sẻ đến mọi người. Google+ (Google Plus) là một mạng xã hội, một dự án bí mật và ấp ủ từ năm ngoái của Google đã được công bố trên các phương tiện truyền thông trên thế giới.

Google+ được coi là sự trả lời của Google cho sự thống trị bấy lâu nay của Facebook trên thế giới với con số trên 700 triệu tài khoản của Facebook. Và việc ra đời của Google+ sẽ có ảnh hưởng không ít đến Facebook trong thời gian sắp tới.

Categories
Miscellaneous PHP Web Design

Reader.vn – Mạng xã hội sách Việt Nam

reader.vn-mang-xa-hoi-sach-viet-nam

Hôm nay mình rất phấn khởi thông báo đến các bạn một dự án đã ấp ủ từ lâu. Đó là dự án mạng xã hội sách Reader.vn, đây là dự án mạng xã hội sách đầu tiên tại Việt Nam và lấy sách làm đối tượng trung tâm của mạng xã hội. Nhằm kết nối đến những người thích đọc sách và chia sẻ, các tính năng của website tập trung vào thao tác xoay quanh sách như bình luận, trích dẫn, ghi chú, chia sẻ, bán, tạo, nhúng tủ sách, kết bạn, trò chuyện…

Đây là dự án lớn nhất của mình, với việc đầu tư toàn thời gian (nghỉ làm cho Zing me luôn ^^!) và đầu tư chi phí cho hệ thống server, cộng với những kiến thức, kĩ thuật đã học tập và thử nghiệm trong những năm qua nên mình hy vọng dự án này sẽ khiến bạn hứng thú, đặc biệt là những ai yêu thích việc đọc sách như mình. Nhằm xây dựng website tốt hơn, mọi đóng góp, tài trợ, hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn sẽ luôn được đón nhận. Cảm ơn các bạn.

Đối tượng của website là các bạn yêu sách, các nhà sách, nhà xuất bản, nhà bán lẻ sách, tiệm sách cũ…nói chung là những ai có liên quan đến sách và việc đọc sách. Website sẽ bắt đầu cho đăng ký vào sáng Chủ nhật 17/4/2011. Dưới đây là clip giới thiệu một số chức năng cơ bản của mạng xã hội sách Reader.vn.

Categories
Web Programming

Banbe.net – Mạng xã hội của FPT đã xuất hiện

banbe.net - mang xa hoi viet nam fpt

Sau nhiều tin đồn về website banbe.net – mạng xã hội sắp xuất hiện của FPT thì nay mình đã vào được banbe.net. Banbe.net là một mạng xã hội hướng cá nhân, giống như một số mạng xã hội khác như Zing Me, Goonline.

Mạng xã hội dạng này cung cấp các tính năng giống Facebook, và nếu Facebook ở Việt Nam có bị chặn hoàn toàn thì đây có lẽ là một trong những ứng cử viên trong vị trí thay thế. Và không biết sự ra đời của mạng xã hội này có liên quan gì đến việc Facebook đang bị chặn ở tần suất cao như hiện nay.

Categories
Web Programming

7 xu hướng Web trong năm 2011

web-trends-in-2011

Là một web developer thì mở đầu năm mới bằng một bài viết về web có lẽ hợp tình hợp lý. Thời điểm đầu năm bạn thường bắt gặp những dự báo, dự đoán xu hướng phát triển của một lĩnh vực nào đó, và là người làm việc về web thì mình cũng đưa ra một số nhận định cá nhân của mình về xu hướng web năm nay – 2011.

Dưới đây là 7 xu hướng web trong năm 2011 dựa theo sự quan sát và dự đoán của riêng cá nhân mình về xu thế các ứng dụng web sẽ phát triển trong năm nay ở Việt Nam. Hầu hết các xu hướng đều thiên về mô hình kết nối cộng đồng bởi web cộng đồng vẫn đang là xu thế phát triển.

Categories
Web Programming

Firesheep và Mạng xã hội đang mất an toàn

Với đam mê tìm hiểu trào lưu mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam thì mình quan sát thấy xu hướng dạo gần đây chính là Privacy, tạm dịch là chính sách bảo mật người dùng. Hầu hết các website lớn về truyền thông xã hội (social media) đều có nhiều bài viết, nhận xét về xu thế này và thông tin người dùng đang bị đe dọa.

Được đề cập đến nhiều nhất có lẽ là Facebook và một số mạng xã hội khác chính là việc nới lỏng các thiết lập mặc định về bảo mật cho tài khoản mới tạo. Bây giờ, một tài khoản mới tạo thì các thông tin được bạn gởi lên hầu như được xem bởi đa số người dùng trên Internet, trừ khi bạn biết chỗ cấu hình để chặn kịp thời (mà mình nghĩ user bình dân còn không biết tùy chỉnh là gì nói chi mò vô mấy chức năng đó mà chỉnh :D).

Categories
Business

Mạng xã hội và thị trường Châu Á

Châu á được coi là một khu vực có tốc độ phát triển mạng xã hội khá nhanh, với việc Facebook nhảy vào thị trường mạng xã hội khá vất vả, và hầu như ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) thì Facebook vẫn không phải là kẻ thống trị.

Categories
Review sách

Review sách: Sao biển và Nhện – Ori Brafman, Rod A. Beckstrom

“Sức mạnh Không Thể Ngăn Cản Nổi Của Cơ Cấu Phân Quyền”

Vừa đọc xong cuốn này, nhân cảm hứng còn chưa vơi nên vội vàng nhào lên viết review để chia sẽ với các bạn về cuốn sách khá thú vị này.

Sao biển và Nhện là câu chuyện lấy hình ảnh từ 2 loài là Sao biển và Nhện để làm đại diện cho 2 mô hình tập trung và phân tán. Sách trình bày và phân tích các đặc điểm, giống và khác nhau giữa 2 hệ thống tập trung và phân tán cũng như ưu và nhược điểm của chúng.

Categories
Graphic Design User Interface Design & Usability Web Design Web Programming

Ngày đầu tiên ở Vinagame – Zing Me

firstday-vinagame-voduytuan

Đúng là không đánh nhau thì không trở thành bạn bè, và mình và Zing me cũng rơi vào tình huống như vậy. Nếu có bạn nào có theo dõi lượt ký sự viết về Zing me mình viết cách đây khoảng 3 tháng thì biết mình đã có chuyện gì với Zing me.

Sau đó thì có được gặp anh Khải và trao đổi về một số vấn đề của Zing me, sau đó thì phát hiện 1 số vấn đề khác và lần này thì được dịp trao đổi thêm với anh Long. Vì mình cũng thích và có nghiên cứu 1 chút về mạng xã hội nên trong lần trao đổi đó mình đã có ý định cộng tác với Vinagame để cùng phát triển Zing me và chắc là do mình hên nên bên Vinagame đã đồng ý và hôm nay mình ngồi đây, viết bài blog này tại Vinagame – khu vực Zing me 🙂 (Yên tâm, đợi hết giờ mới ngồi viết nên cô chú lãnh đạo có thấy thì cũng yên tâm hen ^^)

Thật sự mình xin vào làm ở một ví trí mà mình gọi là thử thách với chính mình bởi vì đó là vị trí Interactive Designer (thiết kế tương tác) cho mạng xã hội Zing me. Mình sẽ lăng xăng vào 1 số nhiệm vụ như là cải thiện tương tác người dùng website, tương tác Front-Back End, tương tác giữa Designer và Developer, phân tích, thống kê data và nghĩ ra tương tác… túm lại là cái nghề lăng xăng lắm. Nên chắc vui lắm đây…

Mà mọi người yên tâm, mình chỉ làm 1 ngày có vài tiếng thôi à nên vẫn dư dả thời gian để đầu tư và viết những bài blog thú vị chia sẽ tới các bạn như mọi lần, bởi vì đây mới là cuộc sống của mình, cuộc sống Freelancer ^^.
Hy vọng mình sẽ cống hiến được nhiều điều thú vị với vị trí này và với đối tác “nặng ký” này :D.

Categories
Business Review sách

Review sách: Điểm bùng phát – Malcolm Gladwell

diem-bung-phat-malcolm-gladwell-cover

Vừa đọc xong cuốn “Điểm bùng phát” (The Tipping Point) của Malcolm Gladwell, quả thật đây là một cuốn sách quá hay và có nhiều điều cần chia sẽ tới các bạn sau khi đọc cuốn sách này.

Điểm đầu tiên cần chia sẽ tới các bạn đang quan tâm đến làm Mạng xã hội thì đây cũng là 1 kim chỉ nam cho chiến lược phát triển website của các bạn.

Điểm trọng tâm của cuốn sách là nói đến 3 nhân tố khiến bùng phát các đại dịch. Khái niệm “đại dịch” trong cuốn sách đề cập tới vượt ra ngoài các đại dịch theo chiều hướng tiêu cực dịch bệnh, mà đó có thể là 1 sự phát triển kỳ lạ của 1 thương hiệu giày tưởng như đã lỗi thời, 1 cuộc cách mạng đã thành công, đó có thể là nạn dịch giang mai bùng phát, đó cũng có thể là đại dịch tội phạm ở New York và còn nhiều câu chuyện thú vị để mô tả các khía cạnh dẫn tới sự bùng phát 1 cách kỳ lạ.