Vừa đọc xong cuốn “Điểm bùng phát” (The Tipping Point) của Malcolm Gladwell, quả thật đây là một cuốn sách quá hay và có nhiều điều cần chia sẽ tới các bạn sau khi đọc cuốn sách này.
Điểm đầu tiên cần chia sẽ tới các bạn đang quan tâm đến làm Mạng xã hội thì đây cũng là 1 kim chỉ nam cho chiến lược phát triển website của các bạn.
Điểm trọng tâm của cuốn sách là nói đến 3 nhân tố khiến bùng phát các đại dịch. Khái niệm “đại dịch” trong cuốn sách đề cập tới vượt ra ngoài các đại dịch theo chiều hướng tiêu cực dịch bệnh, mà đó có thể là 1 sự phát triển kỳ lạ của 1 thương hiệu giày tưởng như đã lỗi thời, 1 cuộc cách mạng đã thành công, đó có thể là nạn dịch giang mai bùng phát, đó cũng có thể là đại dịch tội phạm ở New York và còn nhiều câu chuyện thú vị để mô tả các khía cạnh dẫn tới sự bùng phát 1 cách kỳ lạ.
3 nhân tố mà cuốn sách đã đề cập xuyên suốt cuốn sách này là : Quy luật thiểu số (The Law of the Few), Yếu tố kết dính (The Stickiness Factor) và Sức mạnh của hoàn cảnh (The Power of Context). Đây là 3 nhân tố mà theo Malcolm Gladwell khiến các “đại dịch” bùng phát. Cuốn sách trình bày khá nhiều ví dụ sinh động nhằm minh họa từng nhân tố này đã dẫn đến các điểm bùng phát như thế nào và tại sao các yếu tố này lại quan trọng như thế.
Đề cập đến Quy luật thiểu số, tác giả đã chỉ ra rằng một đại dịch bùng phát nằm trong sự quyết định của thiểu số người và có 3 nhóm người thiểu số này là: Người kết nối (Connector), Nhà thông thái (Maven) và Người bán hàng (Salesman). Tác giả cũng giải thích vì sao 3 nhóm người này có thể khiến bùng phát 1 đại dịch.
Đề cập đến Yếu tố kết dính, tác giả đã khẳng định không phải chỉ cần 3 thành phần thiểu số kia là có thể bùng phát được “đại dịch” mà bản thân “dịch bệnh” hoặc bản chất một sản phẩm,dịch vụ phải là 1 sản phẩm tốt và đó chính là yếu tố kết dính mà tác giả đề cập tới, vì thật sự không có nhiều “đại dịch” xảy ra.
Yếu tố cuối cùng đó là Sức mạnh của hoàn cảnh. Đây là 1 yếu tố khá cần thiết để xảy ra bùng phát đại dịch. Như các bạn cũng đã từng biết, hoàn cảnh (yếu tố xung quanh) có 1 sức mạnh khiến chúng ta phải luôn để ý đến nó. Có người nào đó đã nói rằng một sự việc không phải lúc nào cũng đúng hoặc sai mà phải coi nó được đề cập đến trong hoàn cảnh nào ^^.
Quả thật sau khi đọc cuốn sách này đầu óc đã mở mang thêm được nhiều khái niệm mới giúp mình có thể để ý nhằm đưa ra các chiến lược tốt hơn cho công việc liên quan đến website của mình. Ngoài 3 nhân tố ở trên, trong suốt cuốn sách, tác giả còn đề cập đến khá nhiều thí nghiệm và kết luận trong tâm lý học về cách cư xử và cũng đưa ra nhiều khám phá thú vị. Đơn cử là tác giả đã đề cập đến 1 số thí nghiệm cho thấy tại sao số 7 lại là một con số thú vị đối với con người ^^ và tại sao con số 150 là con số tốt nhất để quản lý một nhóm, và số 7 và số 150 ở đây chính là điểm bùng phát.
Cuốn sách không dày, khoảng 370 trang và giá thì quá rẻ, có 54K thôi à và được trình bày với rất nhiều ví dụ và câu chuyện thú vị về kinh tế học, tâm lý học…và mình nghĩ nó sẽ giúp nhiều cho chiến lược quảng bá các dịch vụ, sản phẩm của các bạn. Chúc may mắn !
————————-
For Social Networking Guy
Mình khuyên những ai đã, đang và sẽ là việc với Mạng xã hội thì nên tìm đọc cuốn này, bởi vì nó sẽ khơi gợi cho mọi người những ý tưởng giúp biến mạng xã hội của mọi người trở thành “đại dịch”. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra Điểm bùng phát cho website của mình.
Dưới đây là 1 số biểu đồ chỉ ra 1 số điểm (có thể gọi là là Điểm bùng phát) của 1 số trang Mạng xã hội nổi tiếng hiện giờ:
Wikipedia
Youtube
Yelp
Enjoy reading!