Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một công cụ mà mình vẫn thường sử dụng để quản lý các dự án freelancer cũng như các dự án cá nhân của mình, đó là dotProject.

Các bài viết liên quan tới lĩnh vực lập trình web bằng PHP như tối ưu, kỹ thuật, kỹ xão, các mẹo lập trình và chia sẽ những khó khăn khi lập trình bằng php. Nói đến các framework bằng PHP…
Cũng như nhiều bạn đang học lập trình và sẽ chọn lập trình là sự nghiệp của mình sau này thì việc đứng trước những ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ có những thắc mắc và tò mò về ngôn ngữ đó. Và PHP là một trong số những ngôn ngữ mà các bạn trẻ IT đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu. Với một chút kinh nghiệm làm việc và hiểu biết về PHP, mình viết bài này để chia sẽ và giới thiệu tới các bạn – những người đang quan tâm tới PHP – một cái nhìn thấu đáo và dễ hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình thú vị này.
Tối qua tự nhiên có hứng thú làm cái công việc trích xuất danh sách bài hát Karaoke 5 số để lưu trữ nhằm phục vụ vào mục đích khác.
Nếu bạn nào có đi hát Karaoke (mình cũng khoái dzụ này lắm) thì cũng biết hiện nay các đầu Karaoke thường là của Arirang 5 số. Và vô đó muốn hát thì chọn số từ mấy cuốn songlist.
Tự nhiên thèm có 1 website để tra cứu cho nhanh hoặc tốt nhất là có hẳn 1 cái Database để tự mình triển khai, có thể dùng cho web, software cho máy tính, di động..đồng thời không muốn lệ thuộc vào các software khác (nghe nói cũng có cái soft nào đó rồi và có cả iphone app) nên đành nghiên cứu thử xem có thể “tự thân vận động” không!
Hôm nay mình sẽ chia sẽ các bạn một chút kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết việc tự động chuyển trang (Auto Redirect) đang xem tới 1 địa chỉ (URL) mà ứng dụng bạn muốn chuyển tới. Case Study ở đây là website của bạn bằng cách nào đó xử lý xong xuôi tại trang A và bây giờ bạn muốn tự động chuyển tới 1 trang B nào đó. Trang B có thể là 1 webpage của website của bạn hoặc một website khác.
Để giải quyết được vấn đề này hiện tại có 3 hướng giải quyết chính:
1.Sử dụng HTTP Status Code 301 (hoặc 302)
2.Sử dụng thẻ META của HTML
3.Sử dụng cơ chế Timeout của Javascript.
Chắc hẳn trong quá trình triển khai các ứng dụng web cho doanh nghiệp, sẽ không ít lần bạn đối mặt với vấn đề đa ngôn ngữ. Đa ngôn ngữ có 2 dạng chính là đa ngôn ngữ giao diện (Template) và đa ngôn ngữ dữ liệu. Vấn đề đa ngôn ngữ giao diện thì không khó triển khai và dễ bắt gặp trong nhiều ứng dụng. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 cách phổ biến để triển khai đa ngôn ngữ cho dữ liệu lưu trữ.
Đã sau 1 tháng kể từ ngày thi chứng chỉ Zend, hôm nay mình quyết định chia sẽ với mọi người chút kinh nghiệm về bài thi này. Hy vọng nếu bạn nào đang quan tâm hay vô tình google vô đây cũng biết nên chuẩn bị 1 số thứ trước khi bước vào ngày thi này.
Hôm nay đọc được một bài viết thông báo là chỉ số TIOBE đã cho thấy trong tháng 9/2009, PHP đã vươn lên vị trí thứ 3(sau Java và C) trong bảng xếp hạng.
Chỉ số TIOBE là một chỉ số đánh giá do công ty TIOBE dựa trên số lần click sau khi tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm. Các công cụ được tính toán để ra được chỉ số này gồm: Google, Google Blogs, MSN, Yahoo!, Wikipedia và Youtube. Trong đó có sử dụng Alexa để đánh giá công cụ tìm kiếm nào phổ biến nhất để thêm vào kết quả tính toán. Cũng khá là khó hiểu, muốn tìm hiểu kỹ về chỉ số này thì vào đây.
Thế là sau hơn 3 tuần kể từ khi biết mình thi đậu chứng chỉ ZCE, hôm nay mình đã nhận được cái bằng do Zend gởi về. Đây là cái bằng quốc tế đầu tiên mà mình có, hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều cái khác nữa..
Đang vui, post lên mấy tấm hình unpack cái chứng chỉ này, nếu bạn nào chưa có dịp nghía qua cái chứng chỉ ZCE PHP này thì cũng biết. Hình như đợt này Zend làm lại style của chứng chỉ hay sao á, trông khác với mấy cái mình đã từng thấy trước đây. Miễn sao là hàng thiệt là được ^.^
Cùng với nhu cầu viết các ứng dụng ngày càng mở rộng chức năng cho người dùng, thì các chức năng cho phép thành viên post nội dung là một thao tác tất yếu. Tuy nhiên, cho phép thành viên gởi nội dung sẽ làm phát sinh rất nhiều nguy cơ đe dọa tới sự an toàn của website, trong đó có một mối đe dọa rất phổ biến đó là tấn công Cross-Site Scripting (XSS).
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của Web Application, vấn đề security ngày càng được xem xét một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn. Hôm nay mình giới thiệu tới các bạn 30 cuốn sách bàn về security cho Web app. Có lẽ đây là bộ sách khá đầy đủ và chi tiết bàn về các khía cạnh security cho lĩnh vực Web Application nói chung và cho PHP nói riêng. Là một người làm việc cũng khá lâu trong lĩnh vực phát triển Web Application, mình thấy thật là cần thiết phải chia sẽ những kiến thức bổ ích này tới cho các đồng đạo.
Xuyên suốt 30 cuốn sách này, bạn sẽ nắm được rất chi tiết và toàn diện về tình hình an toàn trong triển khai ứng dụng web cho riêng bạn. Hy vọng các bạn sẽ lãnh ngộ hết những kiến thức từ những cuốn sách giá trị này.