Có lẽ dân làm IT thì không còn xa lạ với việc…đọc ebook. Mình hay gặp 1 số bạn hay than phiền là đọc ebook mỏi mắt và lại thường là tiếng Anh nên không hiểu do đó không đọc ebook được ^^!. Nếu các bạn đang trên con đường phát triển CNTT mà bị tình trạng như thế thì cũng hơi lo ngại cho bạn, bởi lẽ nếu bạn không đọc được ebook thì bạn khó mà “đứng” trong ngành với tốc độ và kỹ thuật “khắc nghiệt” như ngành này.
Mình xưa giờ là 1 tín đồ trung thành của ebook, chỉ khi nào gặp 1 cuốn sách cực kỳ hay thì mới phải in ra để nghiền ngẫm, chứ in hết ra có nước đầy nhà. Hồi trước cũng có làm 1 site “sinh viên phục vụ sinh viên”, cung cấp ebook cho người Việt Nam nhưng mình đã đánh giá sai lầm thì trường ebook ở Việt Nam nên dự án website đó đã thất bại ^^ với lại hồi đó sinh viên nên cũng không có gì để theo đuổi ngoài việc mua cái domain :D.
Mình cũng hay lang thang trên mấy diễn đàn và thấy hầu hết các câu hỏi liên quan đến IT đều nằm trong các cuốn sách cực kỳ căn bản, nhưng điều đáng buồn là những câu hỏi đó cứ lặp đi lặp lại và theo chu kỳ thì nó sẽ còn tiếp diễn :D. Thay vì ngồi chờ người ta trả lời sao không kiếm đại cuốn sách nào cùng chủ đề, lướt qua 1 lần mục lục hoặc index để tìm giải pháp hoặc google cho nhanh.
Bài viết này chẳng phải phê phán các bạn không chịu đọc ebook hay ý gì mà chỉ là lời khuyên cho những bạn nào hiện chưa coi ebook là 1 vũ khí đắc lực trong kho vũ khí kiếm tiền của mình. Bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 7 nhà xuất bản sách nổi tiếng trong lĩnh vực CNTT mà cụ thể là ngành phát triển web, để nếu không có thời gian thì cũng nên đọc những sách của nhà xuất bản này trước vì cách viết sách và trình bày rất dễ hiểu và đọc tiếp thu nhiều hơn. Sách của các nhà xuất bản này khá dễ để nhận diện, hầu như nhìn cái bìa sách là biết của nhà xuất bản nào liền.
7 nhà xuất bản mình muốn đề cập tới trong bài viết này là: O’Reilly, For Dummies, Wrox, Apress, PACKT Publishing, Manning và Addison Wesley.
1.O’Reilly
– Các sách của O’reilly khá dễ nhận diện. Thường với 2 tông màu chủ đạo là đen và trắng và 1 màu sắc khác như xanh, đỏ, cam…và mỗi cuốn sách thường có 1 hình minh họa (dạo này thấy toàn động vật ^^). Sách của O’Reilly tương đối dễ đọc và thường không dài. Bố cục sách thì ok và cách dùng từ cũng đơn giản nên không gây khó khăn cho anh em ta nhiều khi đọc hiểu tiếng anh.
2.For Dummies
– Sách của nhà xuất bản này rất dễ biết. Với tông màu chủ đạo là vàng và đen, ngoài bìa thì có hình 1 thằng đeo kính nhìn rất là..dummy. Sách thuộc nhà xuất bản này cũng dễ đọc, vì thể loại khá phong phú (hầu hết món nào cũng có: tin học, cuộc sống, kinh doanh….) và dàn trải nên các sách không chuyên sâu lắm. Tuy nhiên, bố cục rất dễ đọc, sử dụng tiếng anh đơn giản, thậm chí còn dễ hơn O’Reilly và cách tóm tắt cũng như hiển thị các ý chính khiến sách này rất dễ đón nhận.
3.Wrox
– Sách của Wrox khá dễ nhận ra, đó là một màu đỏ nằm ở nữa dưới cuốn sách và tựa đề có màu vàng. Phần trên thì in hình trắng đen của các tác giả.
– Sách của Wrox thuộc dạng Intermediate nên nếu bạn nào ở trình độ căn bản đọc sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, những sách của NXB này tập trung chủ yếu vào mảng Programmer (Programmer to Programmer) nên nó hầu hết các đầu sách về các công nghệ mới. Cách dùng từ thuộc dạng hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu đọc quen thì sách của wrox đọc rất có giá trị vì tính thực tiễn của nó.
4.Apress
– Sách của Apress thì có 2 màu chủ đạo là đen và vàng nên cũng khá dễ nhận diện. Tiêu đề màu vàng trên nền đen kèm với 1 biểu tượng hoa văn bên góc trên bên phải của sách là 1 điểm độc đáo của bìa sách này.
– Mặc dù ra đời gần đây, nhưng các đầu sách của Apress cũng thuộc dạng nắm bắt kịp các công nghệ lập trình mới nên sách của Apress đọc cũng khá hay. Các sách của Apress thiên về Web Developer hơn các công nghệ khác. Nếu so về độ phức tạp thì dễ hơn của Wrox một chút và thường ít có sách nào có cấp độ Intermediate. Sách của Apress hầu hết là sách hay nên bạn cố gắng đừng bỏ qua cuốn nào nhé (đọc sách liên quan đến ngành mình thôi nha, nếu rảnh rỗi đọc hết thì quá tài ^^). Lối hành văn cũng không phức tạp lắm nên sách cũng dễ hiểu.
5.PACKT Publishing
– Sách của PACKT Publishing hao hao với sách của apress, bìa sách sử dụng 2 màu đen và cam làm chủ đạo và tựa đề là màu trắng trên nền đen. Nữa trên của cuốn sách thường là 1 hình gì đó mô tả về cuộc sống, tự nhiên…
– Về cách trình bày và sử dụng từ thì có thể nói nó cũng ngang tầm với Apress, sách trình bày khá tốt và số đầu sách cũng khá nhiều chủ đề trong IT, không như Apress thường tập trung vào đối tượng Web Developer.
6.Manning
– Sách của Manning rất dễ nhận diện đó là trên bìa sách sẽ có 1 dải màu chạy bên trái và có hình vẽ minh họa 1 nhân vật lịch sử nào đó. Kèm với dòng chữ “in action” trong tiêu đề là điểm nhận dạng của sách này.
– Sách của Manning viết cũng thuộc dạng khó và sách chủ yếu tập trung cho đối tượng Programmer nên đọc khá là khó hiểu. Tuy nhiên các sách của Manning viết khá hay về độ sâu và có nhiều kiến thức mới cũng như những đầu sách lạ. Đọc dạng sách này tiếng anh lên cũng khá lắm ^^.
7.Addison Wesley
– Sách của Addison Wesley thường không có một đặc điểm nhận dạng chung ngoài cái logo là 3 hình tam giác. Sách của Addison thiên về Programming, Network system nên các sách cũng khó đọc và cách dùng từ cũng thuộc dạng “xương”.
– Tuy nhiên, sách của Addison Wesley được mình liệt vào dạng sách quý hiếm vì hầu hết sách của NXB này đều là sách chuyên sâu và hay, đồng thời với các kiến thức mở rộng khá phong phú. Sách của NXB này thường khá dày, độ khoảng >600 trang / cuốn.
—————
Trên đây mình đã giới thiệu với các bạn 7 nhà xuất bản sách phục vụ cho dân IT mà nếu đã làm IT thì chắc hẳn đã từng 1 lần đọc sách của họ. Ngoài các nhà xuất bản này ra, còn rất nhiều nhà xuất bản mà có những sách rất hay, tuy nhiên những sách đó thuộc dạng hàn lâm nên cũng hơi bị khó đọc. Mặc dù nói như vậy, nhưng nếu đã thích đọc thì sách của của ai cũng đọc tuốt, cái gì cũng đọc, đâu nhất thiết là đọc sách IT đúng không 😀 !
Hãy tập thói quen đọc sách mỗi ngày nhé các bạn!
Có thể xem free hay down free cuốn nào ko anh? (vì là ng việt nam nên thích xem + down free)
Bạn biết Google sinh ra để làm gì không?
trong 7 nxb trên mỗi Addison Wesley mình chưa đọc quyển nào 😀
tui thì chưa đọc của bất cứ ông nào vít cả nhưng trình độ cũng gọi là chuyên nhưng chưa sâu . nói chung là đủ dùng khi ra t’rường 🙂
sách hay hay ko ko thể đánh giá bằng tác giả_ người mà viết ra nó mà do người đọc cảm thấy hay hay ko?
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
🙂 🙂 🙂 🙂 🙂
Hok biết trả lời sao luôn 😀
Cám ơn đã nhắc nhở mình đọc sách! hihi
Để tìm được gần như là hầu hết những cuốn của các nhà xuất bản trên (miễn phí), mình thường lên http://www.gigapedia.org. Trong đó mình thấy Wrox viết khá hàn lâm, mức độ chuyên môn sâu, còn O’Reilly, Packt và Apress là 3 sự lựa chọn ưu tiên của mình. For Dummies mặc dù cũng khá hay và nội dung cũng có trọng điểm nhưng dường như chỉ đáp ứng cho nhu cầu chuyên môn không sâu lắm nên mình không chọn những cuốn này.
Cảm ơn bạn đã chia sẽ những thông tin bổ ích cho mọi người. Website bạn chia sẽ có nhiều sách hay nhỉ ^^
🙂 Bài viết của tác giả hay wa. Nếu được cho phép mình mang về blog mình để chia sẻ với mọi người nha. Thanks bạn nhiều.
Trong chỗ này đúng là còn mỗi Addison Wesley là mình chưa đọc quyền nào cả. Còn lại đọc hết chỗ mấy tác giả đó rùi.
Còn về việc tải ebook. Các bạn có thể cài phần mềm eMule vào để tải sách. Rất nhiều thứ và phong phú. Mỗi tội down hơi chậm.
Cảm ơn đã ghé thăm blog. Rất vui vì bài viết có bạn quan tâm.
^^ mấy nhà xuất bản trên quen thuộc quá rồi bác ơi ^^ nhưng phải nói là hệ thống sách của họ cũng hay thật, toàn sách IT thôi. thanks nhé !
blog này rất hữu ích! ^^ mong huynh post nhiều bài hay cho a e học hỏi…
Thích sách nào thì vào 4shared rồi search hoặc vào google hỏi: tên sách site:mediafire.com….
sách mới quá chưa bị share thì bó tay
Bài viết rất hay. Thanks bạn nhé.
Chia sẽ cho các bạn 1 trang download ebook miễn phí nè
http://www.ebooksdownloadfree.com
Cho phép mình bổ xung thêm Sybex (của John Wiley and Son) khá dễ nhận diện với nền trắng chữ đen đậm ở dưới và có hình ảnh một ngọn hải đăng bên trong vòng tròn. Sách của Sybex ở mức độ chuyên sâu cao.
Cảm ơn Ken, Sách của sybex khá hay, thiên về mảng networking nên sách cũng thuộc dạng khó đọc, nếu bạn nào học networking thế nào cũng đã từng đọc sách của Sybex
Cảm ơn anh vì bài viết hay, anh cho phép em đem bài viết này post lên diễn đàn UITSTUDENT.COM nhé. Em muốn cho các bạn sinh viên trường em được tham khảo bài viết hay này. Em sẽ để credit đầy đủ. Một lần nữa cảm ơn anh!
Ok, em. Rất vui vì thấy bài viết có ích.
anh Tuấn anh khuyến khích người khác quá. nhưng mà download ít ít thôi, download về một đống lại để đó, như em download cả chục GB ebook. rồi để đó. không thèm sắp xếp gì luôn, mở ra thấy một đống là ngán rồi. cần cuốn nào thì tìm cuốn đó thôi. hay thấy bộ sưu tập sách lắm, nhưng mà đừng nên down. chào anh. thanks anh.
Uhm, đừng có download hàng loạt, đọc không hết khéo lại nặng máy chứ chẳng được gì. Thích cái nào thì tìm cái đó, lâu lâu download mấy cuốn mới về đọc để nắm tình hình.
Theo em thì sách của NXB giáo Dục của Việt Nam là hay nhất =))
Mình thấy sách của Bible Wiley cũng rất hay và đầy đủ nhưng sao không thấy nhắc đến. Các bạn có thể so sánh giúp mình các nhà xuất bản trên với Bible Wiley được không? Xin cảm ơn trước.
Hi, sao bạn không tự mình chia sẻ những tìm hiểu của bạn về Bible đi. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn.
Thanks
[…] (Theo bloghoctap.com) […]
Theo kinh nghiệm của mình thì có thể xếp thành 2 phân khúc theo thị phần sách tùy theo mức độ chuyên sâu,ngoài ra thường những tác giả có tiếng họ sẽ chọn những nhà xuất bản có tiếng.
1) Nếu bạn cần nghiên cứu một vấn đề nào đó cực sâu, hiểu rõ lý thuyết thì: MIT Press,Prentice Hall, ADDISON-WESLEY, Springer.
2) Nếu ở mức độ vừa phải,và có thể ứng dụng được thì: Microsoft Press, O’Reilly, Maning, Sybex, Wrox.
Đấy là những nhà xuất bản theo mình là tốt nhất, nổi tiếng nhất.
Nếu ổ cứng có dung lượng lớn thì ko phải lo, mỗi chủ đề cần tìm hiểu dowload mỗi NXB khoảng 2 cuốn về chủ đề tìm hiểu, bạn đọc cuốn này giả sử phần nào ko hiểu thì nhảy sang cuốn khác xem, với lại có đọc như vậy thì càng biết được cách dẫn dắt vấn đề của mỗi tác giả khác nhau.
Và một điều không thể thiếu là dù bạn có giỏi cũng nên có Lingoes bên cạnh để tra cứu.
Các bạn có thể so sánh sách của wrox và apress không? Nhà xuất bản nào viết sách hay hơn, dễ hiểu hơn?
Thank Tuấn về bài tổng hợp này.
Cá nhân mình thì mình là fan của Manning và O’reilly. Manning viết rất dễ hiểu, đầy đủ và ngắn gọn.
Kinh nghiệm đọc của mình thì:
– Wiley (ko kể Wrox) và O’reilly với SitePoint thì thường dành cho beginners học theo kiểu step by step. Dễ vào!
– Sách của Apress thì bố cục trúc trắc khó hiểu, dùng để tham khảo một số vấn đề xương xẩu, cách tiếp cập theo kiểu, mày làm rồi, tau hệ thống hóa cho mày hiểu.
– Sách của Wrox, Manning thì tuyệt vời, nhưng đúng là xương, và ít người chịu nuốt hết cả cuốn sách.
– Sách của Packt thì chú trọng tới OpenSource, mà vì vậy nên các chủ đề liên quan tới open source thì Pack rất phong phú, đủ các loại hầm bà lằng. Đánh giá là không khó đọc nhưng nội dung thì đáng để xem.
Nói túm lại thì, không chắc là sách thuộc NXB nào là hay hay dở, cứ thấy hay là phải đọc, nhưng muốn vậy thì phải tốn công sưu tầm, đọc lướt rồi lúc đó mới chọn được sách hay!
@Lê Hoàng Dũng,
Mình thấy Apress có nhiều sách hơn, nhiều nội dung hơn Wrox. Chẳng hạn về mảng Java thì Apress có nhiều cập nhật hơn, nhiều chủ đề hơn Wrox nhiều.
@Lê Hoàng Dũng,
Mình cũng thấy Apress có nhiều sách hơn, có nhiều chủ đề chuyên sâu hơn, cập nhật nhiều công nghệ mới hơn so với Wrox, cách dùng từ cũng khiến người đọc dễ hiểu hơn. Hơn nữa bố cục của sách cũng rất rõ ràng dễ hiểu chứ có gì trúc trắc đâu?
nói chung là không chịu đọc là không tiến bộ được, phải đọc sách và coi việc đọc sách là cần thiết
Hay quá, kinh nghiệm chọn NXB. Cảm ơn bạn nhé!
[…] Bài viết được lấy từ blog của Võ Duy Tuấn […]
Hình như có sự nhầm lẫn thì phải “For Dummies” chỉ là tựa sách thôi còn nhà xuất bản chính là Wiley Publishing mới đúng
[…] (Theo bloghoctap.com) […]