Zing Me – cái tên có lẽ không xa lạ với 1 số web developer cũng như những ai có theo dõi về tình hình mạng xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, hôm nay mình quyết định viết chùm bài viết (tạm gọi là “Zing Me ký sự”) để kể lại quá trình đi tìm “sự thật” về Zing Me. Nguyên nhân mình viết ký sự này xuất phát từ 1 bài báo trên báo tuổi trẻ Online (Mạng xã hội Việt Nam “vượt” Facebook) PR cho Zing me và lòe số lượng thành viên của mình (918,000 user -.-!)
Cũng như bao người khác, mình yêu đất nước mình, yêu con người Việt Nam và luôn mong đất nước ngày một đi lên, đặc biệt là ngành CNTT. Dạo gần đây nhà nước ta khuyến khích phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tất nhiên đã yêu nước thì dùng hàng Việt Nam rồi. Tuy nhiên, nếu hàng trong nước chất lượng kém, giá cả cao, coi khách hàng như shit thì ai mà còn dùng sản phẩm của các công ty đó chứ. Nói thế không có nghĩa là nước ta không có sản phẩm tốt, có đó, thậm chí có rất nhiều nhãn hiệu Việt Nam đã đi vào lòng người Việt Nam.
Trong nội dung tập ký sự này, mình sẽ đi vào mảng CNTT vì đó là sở trường của mình. Nếu từ trước tới giờ các bạn có theo dõi tình hình “chiến sự” trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam, rất nhiều sự kiện được các diễn đàn lớn, báo chí, truyền hình đánh giá là “hoành tráng nhất”, “đầu tiên”, “của người Việt Nam” hoặc biết bao từ hoa mỹ khác để rồi kết thúc cũng chỉ là…hư vô. Liệt kê thử cho các bạn nếu có ai lỡ quên:
Đầu tiên có thể kể đến là sự kiện Monava, cái được coi là công cụ tìm kiếm thuần Việt, để rồi sau một thời gian không lâu sau đó cũng được phanh phui ra là chỉ là 1 dạng mashup các nội dung của mấy SE(Search Engine) khác –> quá buồn. Tiếp theo có thể kể đến vụ gần đây nhất là BKAV, nhóm đầu tiên tìm ra nguyên nhân tấn công vụ DDOS ở Hàn quốc và Mỹ 2009, thực sự lần đầu tiên khi nghe sự kiện này mình cũng thấy tự hào về người Việt Nam, nhưng sau này lộ ra thì cũng chỉ là 1 hành động ‘bứt dây động rừng’, lại thể hiện hầu như là không có chuyên nghiệp trong hợp tác quốc tế.Còn một số vụ xa xưa có thể kể đến là Hệ điều hành của Việt Nam Hacao (^^), rồi lại có vụ gì mà 1 bộ office của Việt Nam sẽ vượt M$ Office ở VN (^^!)…khá là nhiều.
…và bây giờ tới lượt Vinagame với Zing Me. Lần đầu tiên đọc bài viết trên tuổi trẻ thì trong đầu đã xuất hiện dấu hỏi to tướng, to chưa từng có và mình đã quyết định dấn thân sự nghiệp đi tìm sự thật về Zing Me. Mình cũng lân la mí diễn đàn nói về Zing Me, nhưng toàn nói gì đâu, chả có phân tích được cốt lõi vấn đề. Và project đã bắt đầu từ một buổi tối cách đây 15 ngày.
Ký sự này sẽ gồm 3 kỳ. Bài bạn đang xem chỉ là giới thiệu. 3 kỳ sẽ tập trung phân tích về mặt kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm lập trình, thiết kế & bảo mật người dùng. Xuyên suốt 3 kỳ này, mình sẽ đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng mình Zing Me không thực sự như những gì đã được PR. Các nghiên cứu và số liệu đã được bắt đầu từ 2/10/2009 và đến bây giờ số liệu đã có cho nên mình mới xúc tiến viết ký sự.
Mình nói sơ qua về Zing Me (địa chỉ http://me.zing.vn/). Zing Me là một mạng xã hội cho người Việt Nam do Vinagame tạo ra năm 2009 nhằm phục vụ cộng đồng Việt Nam. Cùng với con số công bố gần 1triệu User như trong bài viết của tuổi trẻ, mình cung cấp con số ban đầu từ Alexa về Zing me để có thể nắm hoạt động của Zing Me trong vòng vài tháng qua.
Kỳ đầu tiên với tựa đề “Mốt hay sản phẩm không được đầu tư“. Trong kỳ đầu tiên này, mình sẽ chỉ ra 1 số điểm yếu kém trong thiết kế Zing Me. Hãy đón đọc!
——————-
Kỳ 1 – Mốt hay sản phẩm không được đầu tư
Kỳ 2 – Hét sau lưng người khổng lồ
Tiếp di chú em
Giả sử cứ cho Alexa là 1 thước đo tương đối về ranking, nhưng về phần Subdomain Sharing như hình minh họa thì thật tình cực kỳ không đáng tin. Mình bắt đầu theo dõi nghiêm túc Alexa của các site top VN từ tháng 2/2009 và nhận thấy rằng, phần Where…to Zing.vn hơn 8 tháng qua vẫn không cập nhật.
Vậy nên mình góp ý nhỏ là mình này…không thuyết phục được.
À mình đọc kỳ 2 trước từ site khác, khá ấn tượng nên sang đây. Cậu phân tích cứ như là “nội gián” của Zing vậy. Hihi just joking!
hi, cái alexa chẳng qua mình họa cho vui thôi bạn à, một bài mà không có cái hình nào cũng kỳ.