Nếu vô tình đọc được một cuốn sách hay, bạn sẽ thấy thật sự phấn khích và bị lôi cuốn bởi nó. Điều này đúng đối với mình khi tiếp cận với cuốn sách ‘Cái đuôi dài‘ (Tiếng anh là ‘The Long Tail“) của tác giả Chris Anderson.
Mặc dù đã nghe về khái niệm cái đuôi dài đã khá lâu, khoảng năm 2004, nhưng thời đó mình mới chỉ là gà mờ internet nên cũng chẳng mặn mà gì lắm với mấy cái lý thuyết siêu hình này. Và cũng thời đó, cái lý thuyết này cũng mới chỉ được Chris Anderson trình bày ở dạng 1 bài viết trong tạp chí Wired mà thôi.Sau thời gian nghiên cứu 2 năm, tới năm 2006, ông đã cho ra cuốn sách “The Long Tail” xuất sắc này. Cách đây không lâu, thấy cuốn sách này có trên website NXB trẻ với cái tên ‘Cái đuôi dài‘, thế là download thử 1 chapter để đọc thử (Click vào đây để download), càng đọc càng thấy thú vị và ngay lập tức ra nhà sách, hy sinh 84K bợ cuốn sách 436 trang về nhà ngâm cứu. Đúng là đáng đồng tiền bát gạo.
Cuốn sách này trình bày một khía cạnh rất mới trong mảng kinh doanh trong kỷ nguyên Internet ngày nay. Phân tích hiện tượng từ các Wikipedia, Ebay, bestbuy, Amazon, Google, LEGO…. Rất phù hợp với đối tượng marketing hoặc kinh doanh trên internet, kể cả dân web developer như mình.
Chris Anderson chỉ ra công thức 80/20 đã không còn phù hợp nữa trong hầu hết các ngành kinh doanh phát đạt trên nền Internet và cũng vẽ ra một biểu đồ tiêu thụ với hình dáng chưa được biết đến trước đây. Hình dáng biểu đồ có dạng ‘cái đuôi dài’:
‘Cái đuôi dài‘ đã chỉ ra rằng trong thời đại internet, lợi nhuận không nhất thiết phải nằm trong phần hit, tức là phần các sản phẩm nổi bật, mà lợi nhuận cũng xuất phát từ các sản phẩm “không-hit”, tức các sản phẩm bình thường. Tuy nhiên, theo nguyên lý ‘góp gió thành bão’, số lượng các sản phẩm bình thường quá nhiều, khiến cho tổng doanh thu đem lại của các sản phẩm này không ít.
Chris Anderson còn ra nguyên nhân vì sao lại xuất hiện mô hình này, và vì sao trong kỷ nguyên internet ngày nay, cái đuôi ngày càng dài ra và doanh thu không nhất thiết tập trung vào các sản phẩm hit ở phần đầu biểu đồ mà lại tập trung ở phần đuôi của biểu đồ. Ông đã đưa ra 3 lý giải để giải thích cho hiện tượng này là:
1. Phổ biến sản xuất: Cùng với việc công nghệ phát triển, công cụ để làm ra các tác phẩm đa dạng, nhanh chóng và rẻ hơn, nên việc xuất hiện số lượng sản phẩm mới trên thị trường lớn. Ai cũng có thể thiết kế chỉ với các phầm mềm đơn giản, ai cũng có thể hát và thu CD hoặc đưa lên Internet, cũng thu được clip, cũng xuất bản được sách…do đó số lượng sản phẩm rất lớn.
2. Phổ biến việc phân phối: Nếu chỉ nói ở khía cạnh sản phẩm đa dạng thì chưa đủ, phải có kênh phân phối phù hợp vì để phân phối một lượng hàng lớn không phải là việc đơn giản. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên Internet băng thông rộng, việc lưu trữ các sản phẩm hoặc phân phối hoàn toàn thông qua kênh website, do đó, chi phí lưu kho cho số lượng sản phẩm lớn hầu như không đáng kể.VD: ebay cho phép bán & đấu giá hàng triệu sản phẩm, amazon bán hàng triệu cuốn sách..những điều này không có một cửa hàng bán lẻ nào có thể đảm đương. Google cho phép hàng triệu doanh nghiệp đăng quảng cáo trên google từ chi phí rất cao đến rất thấp..
3. Kết nối cung và cầu: Đây là một thành phần không thể thiếu giúp đưa lượng lớn sản phẩm đa dạng đến người dùng. Các chức năng phân loại, tìm kiếm kết quả tương tự..để giúp tìm được sản phẩm khách hàng cần tìm, đồng thời đề xuất các sản phẩm khuyến khích khách hàng mua thêm. Collective intelligence là một nhân tố hỗ trợ vấn đề này.
‘Cái đuôi dài‘ cũng đưa ra nhận định là hiện tượng này không phải làm ‘teo’ cái đầu trong đồ thị tiêu thụ (giữ nguyên kích cỡ cái bánh) mà sẽ làm dài thêm phần đuôi (cái bánh sẽ to hơn) vì kích thích nhu cầu tiêu thụ của khách hàng bàng hệ thống phân phối và khuyến khích mua hàng.
Tóm lại, đây là một cuốn sách hàng đầu, đối với những ai làm kinh doanh trên Internet hay tìm hiểu về các hình thức kinh doanh, quản lý sản phẩm trên môi trường Internet thì nên tìm đọc cuốn sách này.
Hy vọng bạn sẽ thích thú với nó. Chúc vui.
Youtube clip giới thiệu về cuốn sách này:
anh ơi cho em hỏi là down mấy phần tiếp theo của Long Tail thì vô link nào anh ?
– Thanks so much! Lời bình của bạn cụ thể, dễ hiểu, thực chất. Chứ ko như lời giới thiệu của các công ty sách, đọc khó hiểu. QĐ ko thể bỏ qua cuốn sách này.:D
– @NguyenDuyKhang: tìm link down làm j hả bạn, thứ nhất là đọc mờ mắt – nếu có ebooks, thứ hai là giá trị của 1 cuốn sách gấp rất nhiều lần ko đo đếm được so với giá bán của nó, thứ ba là mua sách góp phần khuyến khích các công ty ph.hành sách đưa nhiều sách hay nhiều nữa về VN.