Có một khái niệm mơ hồ về sự sáng tạo, viết ra để chia sẻ với mọi người luôn. Có lẽ mọi người cũng từng nghe nói về chiến lược đại dương xanh. Cách đây 4 năm, mình cũng có vô tình đọc được cuốn này. Ngoài việc giải thích các khái niệm về đại dương xanh, đại dương đỏ và nhận thấy có một phần khá thú vị đó là bàn về cách làm sao tìm kiếm một đại dương xanh cho riêng mình.
Đại dương xanh được áp dụng cho mọi lĩnh vực, kể cả làm website và ứng dụng di động. Trong làm sản phẩm online, việc tạo ra 1 đại dương xanh không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian, nhưng rủi ro cũng nhiều vì đại dương này có thể không có cá hoặc đại dương này rất dễ và nhanh bị … “clone”.
Hôm nay, mình chia sẻ với bạn một cách đơn giản, áp dụng chiến lược đại dương xanh để tìm cho mình một ứng dụng di động nào đó thú vị và không có trên thị trường để bắt tay vào làm thử. Mình không đảm bảo bạn sẽ tìm được một đại dương xanh với rất nhiều cá tôm, nhưng mình có thể sure là bạn có thể tìm ra một sản phẩm mới lạ ^^!.
Giải sử bạn có 200ml nước và có 4 ống nghiệm rỗng, mỗi ống có dung tích 100ml. 1 lít nước tượng trưng cho khả năng thực hiện (execution effort) dự án. Tùy vào khả năng mà bạn tự đánh giá khả năng của mình, cái này chỉ có tính tương đối.
4 ống nghiệm rỗng, tượng trưng cho các đặc tính của ứng dụng. Cái khó ở đây là bạn phải tự chọn cho mình 4 loại đặc tính nào, bởi 4 loại đặc tính này sau khi đổ nước vào, sẽ cho bạn hình dung được cái ứng dụng của bạn sẽ có tính năng gì nổi bật, tính năng gì cần thiết, tính năng gì không thật cần thiết.
Bạn có thể đặt tên cho 4 ống này, nếu không biết đặt tên thì có thể lấy đại 1 ứng dụng nào đang “hot” hoặc đang “trên đà hot” và tìm ra 4 tính năng cốt lõi của nó mà đặt tên. VD: Social, Photo, Effect, Mobile.
Tiếp theo là phần quan trọng nhất, quyết định sự thành bại cho ứng dụng của bạn. Hãy đổ 200ml nước vào 4 ống kể trên. Bạn chỉ có 200ml nước, việc bạn chọn cho ống nào nhiều nước hay ít nước sẽ nói lên đặc tính quan trọng của ứng dụng bạn.
Nếu không biết đổ nước như thế nào, hãy đứng trên vai trò là CEO của một số ứng dụng lớn và dựa vào ứng dụng của họ để đổ nước vào. Sau khi đổ nước cho ứng dụng “Instagram” chẳng hạn, bạn có thể lấy nước từ một ống nào đó, đem đổ qua cho ống khác, như vậy, bạn sẽ có một ứng dụng hoàn toàn mới bởi tính năng cốt lõi của bạn đã không còn như là Instagram.
Sau khi có được tổ hợp của mình, hãy tiến hành thử phân tích về các khía cạnh kỹ thuật, kinh doanh thêm, hỏi ý kiến, trao đổi, thảo luận để đánh giá tính khả thi của dự án. Nếu không có gì trục trặc thì tiến hành làm càng nhanh càng tốt. Bởi nếu làm chậm, đâu đó cũng có người đang ngồi tạo ra tổ hợp như bạn và cũng đang làm.
200ml nước và 4 ống nghiệm là tượng trưng cho nổ lực và tính năng dự án của bạn. Bạn có thể thay đổi 1 trong 2 (hoặc cả 2) yếu tố trên để dễ dàng tìm ra đại dương xanh cho mình. Theo quan sát, thường thì bạn khó có khả năng thay đổi yếu tố 1 (khả năng thực thi vì tài nguyên là hữu hạn), bạn có thể giảm số ống nghiệm để tăng tính đặc thù và khả năng cạnh tranh, cũng như mới lạ cho dự án của mình.
Đôi dòng chia sẻ với các bạn, hy vọng các bạn tìm ra được ứng dụng mới lạ và làm phong phú hơn cho các ứng dụng Việt Nam.
đọc đi đọc lại mấy lần vẫn chưa lãnh hội dc 😀
Hi anh, vừa rồi đi barcamp e có nghe topic của a, e muốn xin địa chỉ email của a để hỏi 1 số vấn đề đc ko a.
Có lẽ cao thâm quá nên mình cũng không hiểu gì luôn.
Bài viết khá hay, có nhiều điều cần suy ngẫm
Thanks
Nghe vẫn mông linh, chưa hiểu hết đc kiết thức trên 🙁
Tuyệt vời ông mặt trời.
Hồi mới vào công ty, được trainning về Oracle Hyperion Planning, 1 cái giải pháp Big Data cho doanh nghiệp, làm hoài mà ko hiểu nó BIG BIG Cái gì ở đây, nhiều khi cũng tự vỗ ngực mình làm BIG DATA, hôm nay mới có cái nhìn toàn cảnh.
Lần đầu tiên được bước ra cái giếng, cảm ơn tác giả nhiều.