Google Chrome OS – Tương lai còn xa lắc !

trong danh mục Miscellaneous

chrome-os-banner

Dạo gần đây thấy nhiều nơi ca tụng Google Chrome OS (OS:Hệ điều hành) quá, không biết là đã sử dụng kỹ lưỡng chưa hay chỉ là adua, thấy nước ngoài khen thì khen theo, cho kịp công nghệ. Với tinh thần chả bao giờ adua cái gì mà không rành nên cũng cài đặt chrome OS và cũng tìm hiểu nó như thế nào, thị trường cũng như tương lai và rút ra kết luận: Việt Nam còn lâu lắc mới phổ biến sử dụng Google Chrome OS!

Tâm lý của dân chúng cứ thấy ông lớn nào đưa ra cái gì thì cũng coi nó là tuyệt vời, hoành tráng và có lẽ Chrome OS của Google cũng được đón nhận với tư thế đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nói là Google có cả trăm, cả ngàn dự án để triển khai, thành công có, thất bại có và Chrome OS cũng chỉ là 1 sản phẩm nghiên cứu của họ. Khoan nói tới cái việc Chrome OS có thành công để cạnh tranh hay không, nhưng theo chủ quan của mình, Chrome OS hiện tại chỉ là 1 sự thổi phòng mà thôi, ít ra là đối với đất nước yêu quý của chúng ta ^^.

Mọi người quá chú ý đến những mẫu quảng cáo, PR của Google quá nên dễ ngợp. Nào là an toàn hơn (ai biết chứ, ngoài Google nói nó là an toàn ^^, chưa official mà), nào là giảm chi phí vì hệ điều hành opensource, khởi động nhanh chóng mặt(chờ đợi ít thì ít có đồ chơi, vậy thôi ^^), dữ liệu tập trung, tận dụng công nghệ điện toán đám mây (Grid Computing), nhiều theme..vân vân và vân vân…

Có ai để ý là những cái đó có giải quyết được vấn đề gì không? À, tôi chỉ cần lướt web thôi, xài chrome OS là đủ rồi. Mình không thật sự biết số người dùng máy tính chỉ để lướt web trên thế giới là bao nhiêu nên không phỏng đoán chuyện này. Theo 1 thông tin do Pingdom cung cấp, 74% dân số thế giới sẽ không sử dụng được Google Chrome OS, bởi vì họ không có Internet ^^. Vậy nói tới 26% kia nhé!

Nếu mọi người có nghe nói tới Chrome OS, thì cũng biết nó là 1 OS chạy trên nền Internet và sử dụng công nghệ Grid Computing của Google để lưu trữ, xử lý. Nó cũng chỉ là sử dụng mô hình Client-Server như web thôi, nên vấn đề đường truyền vẫn là nhân tố chính yếu trong Grid computing. trong số 26% dân số như dự đoán, có bao nhiêu % người có đường truyền băng thông rộng khoảng vài trăm MB/s để đảm bảo tốc độ truy xuất gần như với tốc độ truy xuất ổ cứng, mỗi lần muốn coi cái file video nào cũng phải ngồi chờ load về coi, vì tất cả dữ liệu đâu có lưu trữ trên ổ cứng, mà chỉ toàn lưu trên server của google thôi!

Ngoài ra, dữ liệu tập trung lưu trữ trên google nên không phải mất công lo lắng vấn đề lưu trữ. Cái gì cũng có mặt trái của nó hết :D. Theo bạn, 1 người dùng thường thì sẽ mất 1 cái netbook(đối tượng cho Chrome OS) hay mất 1 cái tài khoản gmail dễ hơn trong tình trạng virus, trojan, scam…rình rập khắp nơi trên Internet ^^. Với vai trò là 1 developer như mình thì nếu chỉ có 1 cái trình duyệt mà xài thì thà bỏ nghề cho rồi. Chưa kể dữ liệu nhạy cảm của công ty, tập đoàn lớn mà lưu dữ liệu kiểu này thì có mà toi.

Tóm lại, Chrome OS chẳng qua chỉ là giải pháp tình thế nhằm đáp ứng 2 vấn đề: một hệ điều hành miễn phí cài đặt cho netbook(nhằm giảm chi phí netbook) và chỉ dành cho người sử dụng các ứng dụng Online nhưng có băng thông rộng. Không có internet hoặc tốc độ internet ở Việt Nam như hiện nay thì…mơ đi. Nhìn vào phân khúc thị trường đó thì Việt Nam chắc còn lâu mới dám đụng tới Chrome OS. Chrome OS cũng chỉ đáng để cài trên một máy tính thứ 2 để…chơi thôi, không thể nào làm môi trường làm việc được.

Nói cạnh tranh với Hệ điều hành Windows, Linux, Leopard à…nhìn lại cái nền tảng chức năng và đối tượng của chrome OS đi, còn xa lắm Google ơi!!!!!!

P.S: Những gì mình phân tích và chia sẽ trên đây dựa trên phiên bản Chrome OS đang được tung lên mạng (chrome-os-0.4.22.8-gdgt).Không thể khẳng định nó giống 100% với phiên bản sau này mà Google sẽ tung ra thị trường vì hiện tại Google chưa có tung ra chính thức phiên bản Google Chrome OS.

Gởi bình luận